RANH GIỚI CỦA MONG MANH

Bạn trăn trở, em đang thực hành “be vulnerable” bằng cách chân thật chia sẻ trên mạng xã hội nhưng thấy có gì đó sai sai. Em muốn mở ra, muốn sống thật, nhưng bất an quá chị! Làm sao bây giờ?

Trong bài “be vulnerable”(*) về thực tập cởi mở chân thành và mong manh, mình có nhấn mạnh thực tập này phải được diễn ra trong sự nâng đỡ, hỗ trợ từ chính mình và cả bên ngoài.

Để hỗ trợ bản thân, “Được mong manh” – “Being vulnerable” phải đi liền với “Thiết lập những ranh giới” – “Setting (healthy) bounderies”.

.

“Thiết lập ranh giới” là cần thiết với mọi người. Tuy nhiên, với người đang tổn thương tâm lý, đang ở trong vùng cảm xúc mạnh là quan trọng hơn nữa.

💜 Nếu không có những “ranh giới” cần thiết, mình dễ cảm thấy bị lợi dụng (về thông tin, hoặc vật chất, hoặc cơ thể, hoặc tinh thần, hoặc cảm xúc…)

💜 Nếu không có những “ranh giới” cần thiết, mình thấy mình làm quá chừng, cho quá chừng, nỗ lực quá chừng, chân thật quá chừng mà cứ bị lợi dựng, bị đối xử tệ, hoặc cứ thấy sao mình khổ vậy, rồi giận quá đổ thừa người khác sao không hiểu mình.

💜 Nếu không có những “ranh giới” cần thiết, mình dễ xu hướng trở thành người “sao cũng được” ở bên ngoài nhưng thực ra bên trong đổ vỡ, khó chịu, mâu thuẫn, tức giận…

Việc thiết lập những ranh giới bên trong (mental) và bên ngoài (physical) giúp mình có không gian quan sát mối quan hệ giữa mình-mình và mình-người.

.

Ví như trường hợp của bạn, bạn đang muốn học bài học hiểu-mình. Vậy thay vì NHÌN-RA sao bao người làm được và trách mình không làm được, bạn thử dành thời gian NHÌN-VÔ quan sát cảm giác “sai sai” của mình.

Nếu xác định đang đi con đường mở lòng để hiểu để thương bản thân, bạn sẽ chấp nhận rằng bạn không cần cởi mở ở tất cả mọi chỗ, khi bạn không cảm giác an toàn, không thực sự muốn.

Quan trọng nhất vẫn là mình thấy mình như thế nào khi làm chuyện đó. Đang trên đường thực tập thương-mình, mà mở chuyện mong manh ở chốn nguy hiểm, rồi thấy mình te tua tơi tả vẫn “cố đấm ăn xôi”.
Vậy là có thương mình hong?

.
💜 Hiểu-mình là điều đầu kiện cần đầu tiên để thiết lập những “ranh giới”.

💜 Hiểu-mình để biết thiết lập “ranh giới” chỗ nào cho đừng làm khó mình thêm.
.

💜 “Ranh giới” rất đơn giản:
– Cái gì mình thấy được, hợp giá trị của mình, mình thoải mái cho phép, là TRONG RANH GIỚI AN TOÀN.

– Cái gì mình thấy không được, không phù hợp với giá trị của mình, là NGOÀI RANH GIỚI AN TOÀN.

– Cái gì mình thấy không phù hợp giá trị của mình, nhưng mình lại cho phép, là đang XÂM PHẠM RANH GIỚI AN TOÀN.

Bạn mâu thuẫn vì đang xâm phạm ranh giới an toàn.

Bạn không cần cởi mở trên mạng xã hội nếu bạn không muốn, nếu nó khiến bạn đau lòng không đáng. Người ta rần rần kể chuyện đời tư trên Facebook có thể vì người ta cảm thấy an toàn ở chỗ bạn không an toàn, hoặc người ta không cảm thứ bạn đang cảm, hoặc người ta đang vì mục tiêu khác chứ không phải mục tiêu giống như bạn.

Nếu thấy rõ nhiều nghi ngại và hệ lụy, không đủ an toàn mà đem về toàn tổn thương phán xét, mình không cần ra giữa chợ người Facebook để “be vulnerable”.

Trải nghiệm này có thể khiến bạn lần sau nghe tới “chia sẻ”, tới “be vulnerable” là rụt vô vỏ ốc liền. Lỡ chỗ đó mới là chỗ an toàn nâng đỡ thì uổng quá phải không?

Đừng vì thấy người làm thế mà mình cũng phải làm thế. Mỗi người có hành trình riêng, khung giá trị riêng, sức chống đỡ riêng.

Quan sát mình để có những quyết định không làm mình mâu thuẫn với giá trị cá nhân, thiết lập những ranh giới giữa mong manh cũng là một hỗ trợ tự thân cần nhiều can đảm.

Cảm ơn bạn đã mở lòng với Phiên và cho phép bài viết này được hiện diện 💜

Thương chúc tụi mình thân tâm an lạc.

Phiên Nghiên
CA, 4/2023

💜
P.S: Bài viết tiếp theo sẽ chia sẻ về các ranh giới cụ thể mà Phiên đang thực tập. Mời bạn về nhà Viết để tự do.

Tặng bánh mì cho Viết để tự do

Viết Để Tự Do được Phiên Nghiên khởi xướng để kết nối những người thích Viết, thực hành Freewriting như công cụ bày tỏ, tìm hiểu bản thân, vì khi một người hạnh phúc sẽ có một cộng đồng quanh họ hạnh phúc! Phiên và nhóm thực hiện luôn biết ơn sự chia sẻ của bạn, dù khoản đóng góp bằng “1 ổ bánh mì” hay “1 lò bánh mì”. Biết ơn vài phút mà bạn dành ra để thực hiện nghĩa cử này bằng cách chuyển khoản yểm trợ qua Techcombank/Paypal/Visa tại đây.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s