Tha thứ cho bản thân & Viết

*Lời Phiên: Tại sao Phiên hay nói tập viết cũng là một điều quan trọng trong hành trình hiểu và thương bản thân? Vì ở đó bạn học được cách tha thứ cho chính mình, tha thứ cho những phán xét tự thân, tha thứ cho lỗi lầm… và bước tiếp với bất cứ giá nào. Xin tặng bạn bài viết “Thoughts on writing” của cô Elizabeth Gilbert (bản tiếng Anh) đề cập rất rõ về chuyện này. Trân trọng biết ơn phần bài dịch đầy đủ do bạn Nu (Thanh Mai Hoan Nguyen) đóng góp trong group Thực hành Viết Để Tự Do cùng Phiên Nghiên.

Thương chúc bạn tập viết vui.


Những suy nghĩ về việc viết

Đôi khi mọi người nhờ tôi giúp hay cho lời đề nghị nên viết như thế nào, hay làm thế nào để xuất bản được. Bạn nên nhớ là tất cả những điều này nhiều khi phù phiếm và mang tính cá nhân. Tôi sẽ cố gắng giải thích ở đây tất cả những gì tôi tin vào việc viết. Tôi hi vọng nó hữu ích. Đó là tất cả những gì tôi biết.

Tôi tin rằng – nếu bạn nghiêm túc với một đời viết lách, hay thậm chí bất kỳ hình thái sáng tạo để biểu đạt nào – thì bạn nên nghĩ tới công việc này như tiếng gọi thiêng liêng. Tôi trở thành người viết theo cách mà người khác trở thành nhà sư hay tu sĩ. Tôi lập lời thề nguyện với sự viết, ngay khi còn rất trẻ. Tôi trở thành “Cô dâu của sự viết”. Tôi đã là nàng hầu tận tụy nhất của sự viết. Tôi xây dựng toàn bộ đời mình xung quanh việc viết. Tôi đã không biết còn cách nào khác để làm điều này. Tôi đã không biết người viết nào. Tôi không, như họ nói, không có các mối quan hệ. Tôi không có bất kỳ manh mối nào. Tôi chỉ bắt đầu (viết).

Tôi tham gia một vài lớp viết khi tôi còn học ở NYU. Bên cạnh một lớp học xuất sắc được Helen Schulman dạy, tôi phát hiện ra mình không thực sự muốn viết trong một lớp học. Tôi đã không nghĩ là một lớp học của 13 người viết trẻ, đang cố gắng tìm ra tiếng nói của họ, là nơi lý tưởng nhất cho tôi tìm ra tiếng nói của mình. Nên tôi cũng tự thực hành viết. Tôi đưa các bài viết của mình cho gia đình, bè bạn xem. Tôi tin tưởng ý kiến phản hồi của họ. Tôi viết không ngừng nghỉ, luôn luôn có mặt để viết, và chia sẻ không ngừng nghỉ.

Sau khi tôi tốt nghiệp NYU, tôi đã quyết định không học Thạc sĩ về Viết Sáng Tạo. Thay vào đó, tôi tự thiết kế chương trình viết sau đại học riêng cho bản thân mình, bao gồm nhiều năm đi chu du vòng quanh nước Mỹ và thế giới, làm những công việc ở các quán bar, nhà hàng và trang trại, lắng nghe mọi người nói, thu thập kinh nghiệm, và viết không ngừng nghỉ. Cuộc sống của tôi có lẽ vô tổ chức dưới mắt người quan sát (mà thật ra cũng không mấy ai quan sát đời tôi kỹ đến vậy), nhưng các chuyến đi của tôi là một nỗ lực có chủ đích để học càng nhiều càng tốt về cuộc sống, để tôi có thể viết mà diễn đạt nó.

Trở lại năm 19 tuổi, tôi bắt đầu gửi những truyện ngắn của mình tới các nhà xuất bản. Mục tiêu của tôi là xuất bản một cái gì đó (bất kỳ cái gì, ở đâu cũng được) trước khi tôi chết. Cái mà tôi nhận được là chồng thư từ chối dày cả xấp trong nhiều năm trời. Tôi không thể lý giải được mình lấy đâu ra sự tự tin mà gửi đi các câu chuyện ngắn của mình, cho The New Yorker (một nhà xuất bản nổi tiếng ở Mỹ), hay tại sao tôi đã không chùn bước khi nhận được sự từ chối được báo trước. Tôi đã lờ mờ đoán là mình sẽ bị từ chối. Nhưng mà tôi cũng đã nghĩ: “Này – ai đó sẽ phải viết tất cả những câu chuyện này: vậy tại sao không phải là tôi?”

Tôi không thích bị từ chối, nhưng kỳ vọng của tôi khi đó còn thấp và sự kiên nhẫn thì có thừa. (Một lần nữa – mục tiêu là xuất bản được trước khi tôi chết. Và lúc đó tôi còn trẻ và khỏe mạnh). Tôi chưa bao giờ hiểu được một cách dễ dàng rằng tại sao mọi người làm việc chăm chỉ để tạo ra một cái gì đó tuyệt đẹp, nhưng rồi lại từ chối chia sẻ nó với bất kỳ ai, vì nỗi sợ bị chỉ trích. Đó không phải là mục đích của sự sáng tạo hay sao – để giao tiếp điều gì đó với thế giới? NÊN CỨ MANG NÓ RA NGOÀI SÁNG ĐI.

Gửi tác phẩm của bạn đến các nhà biên tập, các đơn vị xuất bản nhiều nhất có thể, giới thiệu nó với hàng xóm, dán nó trên tường chỗ trạm dừng xe buýt. Đừng ngồi thừ trên tác phẩm của mình và bóp nghẹt nó. Ít nhất là hãy nên thử. Rồi khi mà các “thế lực – có quyền – quyết định” gửi trả lại bản thảo của bạn (vì họ sẽ làm đó), thì hít 1 hơi sâu và thử lại 1 lần nữa. Tôi thường nghe mọi người nói: “Tôi không đủ giỏi để được xuất bản.” Điều đó có thể lắm. Có khi đó là sự thật. Tất cả mà tôi muốn nói là: hãy để người khác quyết định chuyện đó. Tạp chí, các nhà biên tập, các nhà xuất bản – họ đều thuê những người trẻ với mức lương $22,000 một năm, với công việc là đọc các chồng bản thảo và gửi cho bạn những lá thư bảo rằng bạn không đủ giỏi. ĐỂ NHỮNG NGƯỜI ĐÓ LÀM CHUYỆN ĐÓ. Đừng vội từ chối bản thân mình. Đó là việc của họ, không phải của bạn. Việc của bạn là viết moi tim/trút ruột gan mình ra, và để định mệnh lo phần còn lại.

Về tính kỷ luật – điều này quan trọng, nhưng mà thường hay được đề cao quá mức. Đức tính quan trọng hơn cho 1 người viết, mà tôi tin, là sự tha thứ cho bản thân mình. Bởi vì những gì bạn viết sẽ luôn làm bạn thất vọng. Sự lười biếng của bạn sẽ luôn làm bạn thất vọng. Bạn sẽ lập ra lời hứa: “Mình sẽ viết 1 giờ mỗi ngày”, và rồi bạn sẽ không thực hiện. Bạn sẽ nghĩ: “Mình kém cỏi, mình là đứa thất bại. Mình vô dụng.” Có thể tiếp tục viết sau sự đau lòng trong nỗi thất vọng ấy không chỉ cần tính kỷ luật, mà còn cần cả sự tha thứ cho bản thân mình (điều đó đến từ sự tử tế, sự động viên và tình yêu thương như tình thương của mẹ). Một điều khác ta cần nhận ra là tất cả người viết đều nghĩ họ kém cỏi. Khi viết “Ăn, Cầu Nguyện, và Yêu”, tôi có suy nghĩ đó mạnh như lời niệm chú “VIẾT GÌ DỞ TỆ” vang lên trong đầu mình, như bất kỳ ai khi họ viết điều gì đó. Nhưng tôi đã có hồi chuông tỉnh thức vang lên trong lúc viết sách. Một ngày, trong khi tôi đang dằn vặt về việc mình viết dở đến nhường nào, thì tôi nhận ra: “Đó thật sự không phải là vấn đề của mình.” Mấu chốt là tôi nhận ra được – tôi chưa bao giờ hứa với thiên hạ là tôi sẽ viết thật xuất sắc. Tôi chỉ hứa với thiên hạ là tôi sẽ viết. Nên tôi lại cắm cúi viết, vất vả mà viết cho xong, như tôi đã hứa.

Tôi có 1 người bạn, là 1 nhà làm phim người Ý, và anh có một sự nhạy cảm tuyệt vời của người nghệ sĩ. Sau nhiều năm lao đao trong việc làm phim, anh ta gửi 1 lá thư đầy đau khổ tới cho thần tượng của mình, nhà làm phim người Đức xuất chúng (và có lẽ là nửa tỉnh nửa điên) Werner Herzog. Bạn tôi phàn nàn về việc làm một nhà sản xuất phim độc lập những ngày này thật là khó khăn. Khó khăn trong việc tìm kinh phí hỗ trợ từ chính phủ, rồi người xem thì bị biến chất bởi Hollywood, rồi thị hiếu của đại chúng sút giảm, vâng vâng và vâng vâng. Herzog viết 1 lá thư riêng cho bạn tôi cùng với những lời này: “Anh ngừng than vãn đi. Có phải lỗi của thế gian đâu khi anh muốn làm 1 nghệ sĩ. Cũng không phải việc của thế gian là phải thích thú với phim anh làm. Thế gian cũng chả có trách nhiệm là phải chi trả cho những ước mơ của anh. Không có ai muốn nghe mấy cái này hết. Muốn thì anh đi chôm 1 cái máy quay nếu cần, nhưng đừng có than vãn nữa, và tiếp tục làm việc đi.” Tôi lặp đi lặp lại những lời đó với bản thân mỗi khi tôi bắt đầu cảm thấy oán hờn, cao ngạo, muốn hơn thua hay vô ơn với việc viết của mình: “Có phải lỗi của thế gian đâu khi bạn muốn làm 1 nghệ sĩ. Nên tiếp tục làm việc đi.” Lúc nào cũng vậy, sau tất cả mọi chuyện, điều quan trọng chỉ là điều này và luôn luôn là điều này: Tiếp tục làm việc đi. Con đường này là con đường dành cho những người đầy dũng khí và kiên định. Bạn phải tìm được lý do khác để tiếp tục làm việc, hơn là khát vọng được thành công hay nổi danh. Lý do phải đến từ 1 nguồn khác.

Thêm một điều nữa để cân nhắc. Nếu bạn luôn muốn viết, mà bây giờ bạn đã ở 1 độ tuổi nào đó mà vẫn chưa bắt đầu, rồi bạn nghĩ quá muộn rồi…. Thì xin hãy suy nghĩ lại. Tôi có xem Julia Glass nhận giải thưởng Sách quốc gia cho tiểu thuyết đầu tiên của cô, “The Three Junes” (tạm dịch: “Ba lần Tháng Sáu”). Cô viết quyển sách đó những năm cuối của hàng ba (35 tuổi +). Tôi lắng nghe bài phát biểu nhận giải đầy cảm động của cô, trong đó cô kể đêm xuống cô thường nằm thao thức thế nào, tra tấn mình ra sao khi cô viết quyển sách, tự hỏi bản thân cô: “Mày nghĩ mày là ai, mà cố gắng viết quyển tiểu thuyết đầu tiên ở tuổi này?” Nhưng mà cô vẫn đã viết nó. Rồi cô đưa phần thưởng Sách Quốc Gia của mình lên, và nói: “Dành tặng cho tất cả những đóa hoa nở muộn trong thế giới này.” Viết không giống như nhảy múa hay làm người mẫu. Viết không phải là nếu bạn bỏ lỡ nó năm 19 tuổi, thì kết thúc rồi. Không bao giờ là quá muộn cả. Sự viết của bạn sẽ chỉ càng ngày càng thuần thục hơn khi bạn già đi và khôn ngoan hơn. Nếu bạn muốn viết 1 cái gì đó tuyệt đẹp và quan trọng, và một dịp nào đó đúng người phát hiện ra nó, thì họ sẽ dành chỗ cho bạn trên các kệ sách vòng quanh thế giới – ở bất kỳ độ tuổi nào. Ít nhất hãy thử xem sao.

Có cả tá sách ở ngoài kia về chủ đề “Làm thế nào để xuất bản được.” Thường mọi người sẽ tìm thấy các thông tin trái chiều trong các cuốn sách này. Cảm giác của tôi là – DĨ NHIÊN là thông tin trái chiều nhau rồi. Bởi vì, thẳng thắn mà nói, chả có ai biết cái gì hết. Chả có ai có thể nói với bạn làm thế nào để viết thành công (ngay cả khi họ viết 1 cuốn sách tên là “Làm thế nào để thành công trong nghiệp viết”) bởi vì KHÔNG CHỈ CÓ 1 CON ĐƯỜNG, mà thực tế là nhiều con đường. Mỗi người viết mà tôi biết thực hiện điều này khác nhau lắm – có khi hoàn toàn khác biệt nhau luôn. Thử tất cả mọi cách xem sao, ấy là tôi đoán vậy. Trở thành một người viết có tác phẩm xuất bản giống như cố gắng tìm 1 căn hộ rẻ tiền ở thành phố New York: không thể đâu. Nhưng mà, mỗi ngày trôi qua, vẫn có ai đó cố gắng tìm 1 căn hộ rẻ tiền ở New York. Tôi không thể nói bạn nghe làm điều đó như thế nào. Tôi còn không hoàn toàn chắc chắn là tôi đã làm điều đó như thế nào. Tôi chỉ có thể nói với bạn – qua ví dụ của riêng mình – là điều này có thể thực hiện được. Tôi từng kiếm được 1 căn hộ rẻ tiền ở Manhattan (trung tâm và là khu vực đắt đỏ nhất ở thành phố New York). Và tôi cũng đã trở thành người viết.

Cuối cùng, tôi yêu công việc này. Tôi đã, đang, và luôn yêu công việc này. Đề nghị của tôi là bạn bắt đầu với tình yêu, làm việc chăm chỉ, rồi buông lỏng phần kết quả. Hãy cứ mạnh dạn gieo mơ ước, và đừng vương vấn tới nó. Làm ơn cố gắng không hoàn toàn phát điên trong quá trình này. Sự điên rồ là 1 con đường đầy cám dỗ với các nghệ sĩ, nhưng mà chúng ta không cần thêm điều đó nữa trên thế gian ngay thời điểm này. Nên làm ơn cưỡng lại tiếng gọi của lòng bạn với sự điên rồ. Chúng ta cần thêm sự sáng tạo, chứ không cần thêm sự hủy diệt. Chúng ta cần các nghệ sĩ hơn bao giờ hết, và chúng ta cần họ bình tĩnh, dũng cảm, kiên định, và hiên ngang. Họ là chiến sĩ của chúng ta, là hy vọng của chúng ta. Nếu bạn quyết định viết, thì bạn phải viết, như Balzac đã nói: “Như một người thợ mỏ bị chôn vùi dưới mái nhà đang đổ.” Hãy trở thành hiệp sĩ, thế lực của sự siêng năng và có đức tin kiên định. Tôi không biết cách nào khác để làm điều này ngoại trừ cách đó. Như nhà thơ vĩ đại Jack Gilbert đã từng nói với 1 người viết trẻ, khi cô nhờ ông cho lời khuyên về thơ của cô: “Em có dũng khí để công bố tác phẩm này không? Tất cả những kho tàng đang ẩn giấu bên trong em đều hi vọng em nói CÓ đó.”

Chúc bạn may mắn.

Elizabeth Gilbert

(Thanh Mai Hoan Nguyen dịch)


Thoughts on writing

Sometimes people ask me for help or suggestions about how to write, or how to get published. Keeping in mind that this is all very ephemeral and personal, I will try to explain here everything that I believe about writing. I hope it is useful. It’s all I know.

I believe that – if you are serious about a life of writing, or indeed about any creative form of expression – that you should take on this work like a holy calling. I became a writer the way other people become monks or nuns. I made a vow to writing, very young. I became Bride-of-Writing. I was writing’s most devotional handmaiden. I built my entire life around writing. I didn’t know how else to do this. I didn’t know anyone who had ever become a writer. I had no, as they say, connections. I had no clues. I just began.

I took a few writing classes when I was at NYU, but, aside from an excellent workshop taught by Helen Schulman, I found that I didn’t really want to be practicing this work in a classroom. I wasn’t convinced that a workshop full of 13 other young writers trying to find their voices was the best place for me to find my voice. So I wrote on my own, as well. I showed my work to friends and family whose opinions I trusted. I was always writing, always showing. After I graduated from NYU, I decided not to pursue an MFA in creative writing. Instead, I created my own post-graduate writing program, which entailed several years spent traveling around the country and world, taking jobs at bars and restaurants and ranches, listening to how people spoke, collecting experiences and writing constantly. My life probably looked disordered to observers (not that anyone was observing it that closely) but my travels were a very deliberate effort to learn as much as I could about life, expressly so that I could write about it.

Back around the age of 19, I had started sending my short stories out for publication. My goal was to publish something (anything, anywhere) before I died. I collected only massive piles of rejection notes for years. I cannot explain exactly why I had the confidence to be sending off my short stories at the age of 19 to, say, The New Yorker, or why it did not destroy me when I was inevitably rejected. I sort of figured I’d be rejected. But I also thought: “Hey – somebody has to write all those stories: why not me?” I didn’t love being rejected, but my expectations were low and my patience was high. (Again – the goal was to get published before death. And I was young and healthy.) It has never been easy for me to understand why people work so hard to create something beautiful, but then refuse to share it with anyone, for fear of criticism. Wasn’t that the point of the creation – to communicate something to the world? So PUT IT OUT THERE. Send your work off to editors and agents as much as possible, show it to your neighbors, plaster it on the walls of the bus stops – just don’t sit on your work and suffocate it. At least try. And when the powers-that-be send you back your manuscript (and they will), take a deep breath and try again. I often hear people say, “I’m not good enough yet to be published.” That’s quite possible. Probable, even. All I’m saying is: Let someone else decide that. Magazines, editors, agents – they all employ young people making $22,000 a year whose job it is to read through piles of manuscripts and send you back letters telling you that you aren’t good enough yet: LET THEM DO IT. Don’t pre-reject yourself. That’s their job, not yours. Your job is only to write your heart out, and let destiny take care of the rest.

As for discipline – it’s important, but sort of over-rated. The more important virtue for a writer, I believe, is self-forgiveness. Because your writing will always disappoint you. Your laziness will always disappoint you. You will make vows: “I’m going to write for an hour every day,” and then you won’t do it. You will think: “I suck, I’m such a failure. I’m washed-up.” Continuing to write after that heartache of disappointment doesn’t take only discipline, but also self-forgiveness (which comes from a place of kind and encouraging and motherly love). The other thing to realize is that all writers think they suck. When I was writing “Eat, Pray, Love”, I had just as a strong a mantra of THIS SUCKS ringing through my head as anyone does when they write anything. But I had a clarion moment of truth during the process of that book. One day, when I was agonizing over how utterly bad my writing felt, I realized: “That’s actually not my problem.” The point I realized was this – I never promised the universe that I would write brilliantly; I only promised the universe that I would write. So I put my head down and sweated through it, as per my vows.

I have a friend who’s an Italian filmmaker of great artistic sensibility. After years of struggling to get his films made, he sent an anguished letter to his hero, the brilliant (and perhaps half-insane) German filmmaker Werner Herzog. My friend complained about how difficult it is these days to be an independent filmmaker, how hard it is to find government arts grants, how the audiences have all been ruined by Hollywood and how the world has lost its taste…etc, etc. Herzog wrote back a personal letter to my friend that essentially ran along these lines: “Quit your complaining. It’s not the world’s fault that you wanted to be an artist. It’s not the world’s job to enjoy the films you make, and it’s certainly not the world’s obligation to pay for your dreams. Nobody wants to hear it. Steal a camera if you have to, but stop whining and get back to work.” I repeat those words back to myself whenever I start to feel resentful, entitled, competitive or unappreciated with regard to my writing: “It’s not the world’s fault that you want to be an artist…now get back to work.” Always, at the end of the day, the important thing is only and always that: Get back to work. This is a path for the courageous and the faithful. You must find another reason to work, other than the desire for success or recognition. It must come from another place.

Here’s another thing to consider. If you always wanted to write, and now you are A Certain Age, and you never got around to it, and you think it’s too late…do please think again. I watched Julia Glass win the National Book Award for her first novel, “The Three Junes”, which she began writing in her late 30’s. I listened to her give her moving acceptance speech, in which she told how she used to lie awake at night, tormented as she worked on her book, asking herself, “Who do you think you are, trying to write a first novel at your age?” But she wrote it. And as she held up her National Book Award, she said, “This is for all the late-bloomers in the world.” Writing is not like dancing or modeling; it’s not something where – if you missed it by age 19 – you’re finished. It’s never too late. Your writing will only get better as you get older and wiser. If you write something beautiful and important, and the right person somehow discovers it, they will clear room for you on the bookshelves of the world – at any age. At least try.

There are heaps of books out there on How To Get Published. Often people find the information in these books contradictory. My feeling is — of COURSE the information is contradictory. Because, frankly, nobody knows anything. Nobody can tell you how to succeed at writing (even if they write a book called “How To Succeed At Writing”) because there is no WAY; there are, instead, many ways. Everyone I know who managed to become a writer did it differently – sometimes radically differently. Try all the ways, I guess. Becoming a published writer is sort of like trying to find a cheap apartment in New York City: it’s impossible. And yet…every single day, somebody manages to find a cheap apartment in New York City. I can’t tell you how to do it. I’m still not even entirely sure how I did it. I can only tell you – through my own example – that it can be done. I once found a cheap apartment in Manhattan. And I also became a writer.

In the end, I love this work. I have always loved this work. My suggestion is that you start with the love and then work very hard and try to let go of the results. Cast out your will, and then cut the line. Please try, also, not to go totally freaking insane in the process. Insanity is a very tempting path for artists, but we don’t need any more of that in the world at the moment, so please resist your call to insanity. We need more creation, not more destruction. We need our artists more than ever, and we need them to be stable, steadfast, honorable and brave – they are our soldiers, our hope. If you decide to write, then you must do it, as Balzac said, “like a miner buried under a fallen roof.” Become a knight, a force of diligence and faith. I don’t know how else to do it except that way. As the great poet Jack Gilbert said once to young writer, when she asked him for advice about her own poems: “Do you have the courage to bring forth this work? The treasures that are hidden inside you are hoping you will say YES.”

Good luck.

Elizabeth Gilbert

Tặng bánh mì cho Viết để tự do

Viết Để Tự Do được Phiên Nghiên khởi xướng để kết nối cộng đồng những người thích Viết, thực hành Freewriting như một công cụ bày tỏ, tìm hiểu bản thân, vì khi một người hạnh phúc sẽ có một cộng đồng quanh họ hạnh phúc! Phiên và nhóm thực hiện luôn biết ơn sự chia sẻ của bạn, dù khoản đóng góp bằng “1 ổ bánh mì” hay “1 lò bánh mì”. Biết ơn vài phút mà bạn dành ra để thực hiện nghĩa cử này bằng cách click vào link dưới nha.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s