THỰC HÀNH THEO SÁCH THE ARTIST’S WAY – JULIA CAMERON
(MỘT CHUYÊN MỤC CỦA GROUP CÙNG THỰC HÀNH VIẾT ĐỂ TỰ DO ~ 10’+ EVERYDAY)
KỲ 11 – TUẦN 7: Phục hồi ‘sense of connection’
Kết nối ư? Kết nối với cái gì? Là một người chọn con đường sáng tạo, những cản trở lớn nhất chưa bao giờ là thứ bên ngoài mà chính là những cục đá khổng lồ bên trong đó. Chương này nói về sự kết nối trở lại với những khát khao hết sức riêng tư của chính mình. Phiên xin giới thiệu đại sứ của tuần là tấm ảnh thống nhất đất nước =)) vì 2 cô này nhìn giống nhau ghê, lưỡng long nhất thể, sum họp một nhà, trong ngoài hiểu nhau, kết nối, hợp nhất chính là sức mạnh vô biên trên con đường sáng tạo :D Có bạn hỏi đại sứ tuần chi vậy chị? Thiệt ra nhằm phân biệt các trang bài khi chụp cho bạn dễ coi, cũng có chút ý tứ khi chọn để đại diện cho một phần nội dung bài tuần đó để bạn có visual dễ ghi nhớ và thực hành. Còn nếu mấy lý do đó hong thuyết phục bạn thì… đại sứ tuần để cho dzui thôi! :D
Lưu ý nhỏ: Phiên dành ra 4 tuần đầu tiên cho các nguyên lý và công cụ cơ bản vì nó thực sự quan trọng. Khi bạn hiểu, tâm trí bạn tự động khai thông nhiều phần, nhớ dành thời gian thực hành Morning Pages mỗi ngày và Artist Date mỗi tuần như đã trao đổi nhé.
“When you start a painting, it is somewhat outside you. At the conclusion, you seem to move inside the painting.”
Fernando Botero
CÁC KHÁI NIỆM ‘MỞ NÃO’ TRONG CHƯƠNG:
- “LISTENING”, p.117: Vai trò của việc lắng nghe khi thực hành MPs và AD được Julia nhấn mạnh ở 2 khái niệm “think something up” và “get something down”. Một góc nhìn khác siêu hay những ai từng đắm mình trong dòng chảy sáng tạo sẽ cười khúc khích rằng “We are the instrument more than the author of our work” – khi ở trong điều này tự dưng mình rớt mất cái ego nghệ sỹ với chả nghệ thuật, rớt luôn cái cớ “phải ở chỗ đó, trong điều kiện đó… mới sáng tác được”, chỉ còn nghe và ghi lại mọi điều vũ trụ gởi gắm bằng công cụ mình có mà thôi.
- “PERFECTIONISM”, p.119: Bảo đảm nhiều người viết mắc vô “bịnh” này, là viết xong sửa nát bấy vẫn ko hài lòng đến nỗi bay màu mất original ideas :D Người cầu toàn quá đáng sẽ ko còn đủ năng lượng để enjoy quá trình sáng tạo nữa. “Thường mình nói mình hong thể làm chuyện gì đó thường có nghĩa là mình sẽ hong làm nó trừ phi mình chắc là làm nó hoàn hảo nhứt” (p.121), điều này ngăn cản mình thử, ngăn cản mình được chơi (đọc “RISK”, p.121). Vậy làm sao phân biệt người cầu toàn quá đáng và bình thường, và cầu toàn đến đâu là đủ? Mời đọc.
- “JEALOUSY”, p.123: Hôm bữa mình được nhìn thấy sự giận dữ của mình như năng lượng để chạy “não sáng tạo”, nay mình sẽ nhìn sự ganh tị của mình ở một góc khác. Nếu như mình cứ ganh tị với hết người này người khác vì những gì họ làm, hãy nhận thức rằng đó là mặt nạ cho nỗi sợ của mình, nỗi sợ được làm những thứ mình thực sự thích và mê nhưng chưa đủ can đảm để làm, sợ sai, sợ thất bại, sợ tùm lum đủ thứ… Sự ganh tị này chính là một chiếc bản đồ nhỏ mà trái tim mình nói với mình là hãy thử làm cái đó đi! Công cụ “The jealousy map” p.124 sẽ giúp bạn đưa ra thuốc giải hành động thay vì ngồi oán trách và ganh tị nè.
“Jealousy is always a mask for fear…”
Julia Cameron
Phần thực hành cho tuần này (bạn có thể tạo 1 file doc để viết ra, viết xuống sổ chụp lại nhé):

- Đọc tất hoặc ít nhất đọc những điểm chính Phiên đề cập ở trên. Ghi chú lại các điểm thấy hay / liên quan bản thân. Dành 1 buổi làm The Jealousy map (p.124) cho ai hay ganh tị; làm “I would try…” (p.122) cho ai còn nhiều sợ hãi, làm “Archeology” (p.125) cho ai đang muốn an ủi đứa trẻ nghệ sỹ bên trong mình. Bài nào cũng hay nghen!
- Trong 7 ngày sắp tới, hãy chọn và làm ít nhất 2 bài tập trong số 10 bài tập gợi ý phần Tasks (p.126). Phiên sẽ chọn 1 bài để group mình làm chung trong tuần sau.
RESOURCES:
- Cho bạn nào mới vào Group chưa hiểu “đầu cua tai nheo” có thể đọc lại bài hướng dẫn Thực hành theo sách The Artist’s Way ở trong Group đây hoặc thư mục cập nhật The Artist’s Way trên blog Viết để tự do.
- Tải sách trong group (luôn khuyến khích bạn mua sách gốc vì dễ đọc, ghi chú và thao tác, nhưng nếu ko có điều kiện thì đọc đỡ bản này nhé)
Mừng bạn về nhà Viết để tự do
Viết Để Tự Do do Phiên Nghiên khởi xướng, với mong muốn có nơi để thở, để viết, kết nối cộng đồng những người thích Viết, thực hành Freewriting như một công cụ bày tỏ, tìm hiểu bản thân. Mình tin rằng một người hạnh phúc sẽ có một cộng đồng quanh họ hạnh phúc! Ngôi nhà Viết Để Tự Do bao gồm Nối một cây cầu (nơi để đọc), Viết để tự do (nơi để viết) và Cộng đồng cùng thực hành Viết để tự do (10’+ everyday) (nơi để chia sẻ thực tập). Nếu cảm thấy những bài viết, chia sẻ này chạm đến bạn, bạn có thể đóng góp cho tụi mình một ly cà phê ở đây nha!