Ghi chép về Suzume


1. Ngắn gọn về phim: *spoiler vài chi tiết*
Hành trình đi từ phía Tây sang phía Đông Nhật Bản của cô bé Suzume, người sống sót trong trận động đất the Great Tohoku Earthquake (phía Đông) và hiện tái định cư ở Kyushu (phía Tây). Chi tiết này lấy từ sự kiện có thật, nước Nhật di tản dân về Kyushu và vùng thảm họa bị bỏ hoang năm 2011. Lúc đó Suzume 4 tuổi. Vậy tính ra Suzume là GenZ, sinh năm 2007.

2. Với nhiều người, đây là một bộ phim tình cảm khó thuyết phục giữa nam chính và nữ chính. Với mình, Suzume là câu chuyện về trauma và cách một người đối diện, chuyển hóa nó (cùng những chi tiết như cánh cửa, phải lắng nghe hiện tại để nhìn thấy ổ khóa, hai con mèo…)
Suzume cực kỳ can đảm và quyết tâm với con đường mình chọn. Cô đem theo đau thương, mất mát, những câu hỏi và cả sự can đảm, niềm tin vào bản thân để tìm cách giúp đỡ thế giới và tìm sự tự do cho chính mình.

3. Hình tượng con sâu khổng lồ:
Trauma giống như hình tượng con sâu lớn trong phim. Nó hiện lên rất khủng khiếp, tàn phá tất cả, nhưng hầu như không ai thấy ngoài bản thân người đó (vậy nên cũng đâu ai tin). Nếu may mắn trên hành trình học cách hiểu-thương-mình, mình có thêm người đồng hành cùng thấy, cùng san sẻ, cùng nỗ lực thì mình sẽ được nâng đỡ nhiều.

4. A sense of survivor’s guilt:
Đạo diễn Makoto Shinkai làm ra bộ ba Weathering With You, Your Name, và nhất là Suzume một phần từ cảm giác “survivor’s guilt” – cảm giác tội lỗi ở người sống sót sau một sự kiện thảm khốc nào đó.

Ông nói rằng sau trận động đất Tokyo 2011 (sự kiện được nhắc tới trong phim Suzume), cảm giác này lớn lên khi ông thấy nghề làm phim hoạt hình của mình không giúp được người dân đang khổ đau. Đó cũng là năm con gái của đạo diễn được sinh ra, nhưng cô bé sẽ không thể nhớ.

Sau khi bình tĩnh lại và quyết tâm bắt đầu bằng thứ mình có, bộ 3 phim này xuất hiện. Đây cũng là một liệu pháp cứu mình, hiểu mình, thương mình qua nghệ thuật cho chính đạo diễn, được ông chủ động thực hiện giúp bản thân trước hết. Ông cũng tự nhận Suzume là cực điểm của sự nghiệp 20 năm qua trên con đường tìm cách kể câu chuyện mình muốn kể.

5. Tạo hình nhân vật chính còn đơn giản sơ sài hơn nhân vật phụ, như là cách đạo diễn ưu tiên kể câu chuyện. Xem xong mình mãi nhớ đến những người Suzume gặp trên đường đi, mình hiểu rằng nếu ai đó chấp nhận bước tới và mở lòng, chắc chắn sẽ gặp nhiều người tốt, nguồn lực tốt. Một trăm chiếc xe vụt qua nhưng cuối cùng cũng có một bà cô cho Suzume đi nhờ. Sự kiên nhẫn và niềm tin ở người khác rất quan trọng trong hành trình sống cùng với nhau.

6. Chiếc ghế trauma:
Chiếc ghế mà cô bé Suzume ôm theo mãi từ những ngày lạc mất mẹ, dù sứt sẹo dù 3 chân vẫn ở đó như nhắc một ký ức đau lòng. Người ta đem trauma của mình theo khắp nơi như một kỷ vật. Hình ảnh Suzume cầm chiếc ghế đứng trước cánh cửa sinh-tử, và hình ảnh ở trong After Life khi cô bé Suzume 4 tuổi được trao chiếc ghế như một món quà cho hành trình của mình.

Nỗi đau đôi khi giống như là vật cản, nhưng nó cũng là động lực để mình học về chính mình và là dấu chỉ để biết chọn sống cuộc đời mình muốn.

7. Nhân vật người cô:
Có đoạn cô hét ra những lời giận dữ nhưng khi bình tĩnh lại, cô nói rằng đó không phải là tất cả. Thương nhau thực sự là khi biết mình được phép bày tỏ, biết xin lỗi và biết tha thứ cho nhau. Mình cũng hiểu rằng những gì nói ra nhất thời không phải là tất cả. Đoạn sau, chính cô là người chở Suzume bằng xe đạp về tới nơi cần tới, bởi hành trình đó cô là người hiểu Suzume nhất và nâng đỡ cô bé nhất.

8. Đoạn cuối không khó đoán nhưng khẳng định được thông điệp cần thiết trong hành trình hiểu-mình và parenting đứa trẻ bên trong: Đứa trẻ đó phải được nâng đỡ bởi chính nó trong tương lai. Hoặc nói khác đi, không ai có thể giúp mình ngoại trừ chính mình.

9. Những chỗ bỏ hoang luôn tồn tại một cánh cửa:
Suzume phải đi tới tất cả những chỗ bỏ hoang giống như việc mỗi người phải tự mình tìm về các vết thương cũ của mình và đối diện với nó. Chúng ta, nếu ở giữa nỗi đau và sự băn khoăn, bỏ đi sự thoải mái quen thuộc, sẽ dễ tiến tới thay đổi hơn cả.

Đạo diễn nói rằng về mặt hình ảnh, những chỗ bỏ hoang ở Nhật giống như vết thương của quốc gia này, và nó ngày càng nhiều. Các địa danh mà Suzume viếng thăm chính là những vết thương lớn bởi thiên tai:
– Ehime in Shikoku: Western Japan Torrential Rains in 2018, vì nhiều mưa nên có landslides lớn.
– Kobe: The Great Hanshin – Awaji Earthquake 1995
– Tokyo: The Great Kanto Earthquake xảy ra 1923 (đúng 100 năm trước phim)

10. Âm nhạc trong phim:
Phim được làm ra với mong muốn người xem tận hưởng ở rạp nên siêu đỉnh. Họ tạo ra âm thanh của nước Nhật, là tiếng trống như âm thanh của đất, là tiếng sáo như âm thanh của gió.

Các bài hát trong phim cũng là thứ playlist bạn có thể nghe trên Spotify vì nó là bài hát ngoài đời thật. Việc sử dụng âm nhạc đương thời nhắc về 1 thế giới có thật chứ không phải một nơi xa xôi nào đó trong phim.

Bài hát chính trong phim

✨Suzume, sâu hơn câu chuyện thiên tai và tình cảm, đó là câu chuyện về trauma. Những chấn thương tâm lý sâu sắc ngăn một người sống cuộc đời mình cởi mở và tận hưởng. Những vết thương thế hệ cần được tìm hiểu và thấu tỏ.

✨ Đạo diễn tâm sự rằng không gì hạnh phúc hơn là bạn xem xong phim và “be a little more excited about living tomorrow.” Suzume cho người xem cảm giác về một thứ gì đó lớn hơn chính mình. Nó truyền thêm hơi ấm, niềm tin vào lòng tốt vào sự giúp đỡ, thêm nghị lực sống, và nghị lực đóng-mở các cánh cửa của các vết thương mà mình có.

Cảm ơn tất cả những người làm cho bộ phim đẹp đẽ này được hiện diện.

Peace,
Phiên Nghiên
CA, 5/2023

Tặng bánh mì cho Viết để tự do

Viết Để Tự Do được Phiên Nghiên khởi xướng để kết nối những người thích Viết, thực hành Freewriting như công cụ bày tỏ, tìm hiểu bản thân, vì khi một người hạnh phúc sẽ có một cộng đồng quanh họ hạnh phúc! Phiên và nhóm thực hiện luôn biết ơn sự chia sẻ của bạn, dù khoản đóng góp bằng “1 ổ bánh mì” hay “1 lò bánh mì”. Biết ơn vài phút mà bạn dành ra để thực hiện nghĩa cử này bằng cách chuyển khoản yểm trợ qua Techcombank/Paypal/Visa tại đây.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s