2 trở lực của người viết (từ J.J. Bernard)

Topic trao đổi trong Group Cùng thực hành Viết Để Tự Do (10’+ Everyday). Mời bạn thích viết vào Group chơi. Bài chia sẻ dưới đây là của bạn Ngọt.

Tiếp nối bài “Ba lời khuyên cho người viết từ Maxime Gorki”, hôm nay mình xin post nốt phần tóm tắt + suy nghĩ của mình về lời của J.J. Bernard về những trở lực trong việc viết trên tờ báo Ngày nay số 22 (Link: www.shorturl.at/mvBGK, trang 17)


Ông Bernard chỉ ra hai cản trở của một nhà văn trẻ khi bắt đầu viết văn, là: ngoại cảnh và chính bản thân họ. Dù bài viết được xuất bản khá lâu rồi nhưng mình thấy những trở lực này vẫn có thể áp dụng được cho bản thân mình. Ví dụ như ở trở lực ngoại cảnh (thành kiến, tập quán, thói quen), đúng là từ trước đến nay mình chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành nhà văn, đơn giản bởi vì từ hồi cấp 1, ở môi trường mình học tập và sinh sống, từ thầy cô, phụ huynh, bạn bè, ba mẹ, ai cũng hiển nhiên xem bộ môn văn là một môn khó và chán; và nghề viết văn thì là một điều gì đấy không thực tế, rất là xa vời. Hồi nhỏ, mình chả bao giờ tự hỏi rằng mình có thích văn học hay không, có cảm thấy mình giỏi giang trong chuyện này hay không, mình tin 100% vào lời mọi người bảo, cho nên mình cũng lờ đi những phút thăng hoa đắm chìm với môn văn. Kể cả lúc được 8.9 điểm tổng kết môn văn năm lớp 9, mình vẫn đinh ninh tin rằng do cô Thuận Thiên cưng mình; và lúc rất hạnh phúc và thư thái trong lớp văn cô Ái Vân, mình đinh ninh rằng do cô dạy quá hay, đến nỗi một đứa như mình cũng thích. Mình đã bỏ cuộc với văn học ngay từ khi chưa bắt đầu cơ.


Trở lực một còn nhắc về mấy điều mà mình xem đấy chính là những nỗi sợ về cái nhìn của người khác dành cho mình. Chắc ngày xưa chuyện này nặng nề lắm nhỉ, cảm giác thời ba mẹ cái nhìn cộng đồng vẫn còn khắt khe. Nhưng mình thấy ở thời mình mọi người cũng thoáng hơn nhiều rồi, thế hệ mình các bạn (và cả mình) như nhìn thấy được sự cầm tù của việc buộc chặt mình vào kỳ vọng của người khác, nên bọn mình cũng kiếm đường gỡ ra, thoát ra nhiều hơn rồi. Có vẻ trình độ văn chương của bà con dạo này cũng đã nâng cao nhiều, đối tượng đọc cũng đa dạng (do bùng nổ dân số haha), nên mình đoán áp lực về mấy chuyện này ở thời mình nhẹ gánh hơn so với hồi xưa. Tự dưng nói đến đây mình thở phào, như chính mình đang trấn an chính mình. Chính mình đã lén lút sợ, chính mình vẫn bị ảnh hưởng bởi cái nhìn “văn chương xa xôi” hồi xưa một phần nào. Hông sao mình đang tiến dần về, tiến dần về (phía hết sợ). Mình đang gỡ bỏ dần, gỡ bỏ dần những sợ hãi. Hông sao từ từ.


Ông Bernard nhấn mạnh trở lực thứ hai mới là quan trọng. Trở lực thứ hai chính là không ngủ quên trên chiến thắng, không thỏa hiệp với sự hời hợt, và phải luôn luôn tiến hóa bản thân mình.

Dẫu luôn tự lập trình cho mình rằng văn chương là thứ xa vời, là thứ không dành cho mình, mình luôn nỗ lực tự viết bài văn của chính mình dù cho cô giáo (hồi tiểu học) bắt mình chép văn mẫu và học thuộc; mình luôn nỗ lực viết thực lòng những thứ mình có thể viết, từ chính trải nghiệm của chính mình; mình luôn ghét cay ghét đắng sự sao chép lặp lại lời người khác, nên thà nói ngu nói ngắn, còn hơn chép dài chép hay mà không phải là bài của mình. mình kiên quyết không thỏa hiệp với những quan niệm chung và chép xuống những lời mà cộng đồng nói với mình nếu như ý đấy mình hông thấu cảm được.

Mà có điều nghe ổng nói hơi căng ha. Chắc do ngày xưa người ta chưa nhìn thấy được nhu cầu hoàn thiện và tiến hóa sâu thẳm bên trong mình. Chứ giờ, mình thấy mấy bạn trẻ (gồm mình hehe) tham sáng tạo đổi mới muốn chết. Thấy bà con dạo ni làm cái quần què gì cũng quá xá sáng tạo long lanh lóng lánh, chất ơi là chất. Nó là nhu cầu, nó như hơi thở, sự tiến hóa và sự tìm tòi cái mới ấy. Nên ừa ông này nói đúng rồi, nhưng ông đừng có lo, bọn con biết mà sẽ luôn không ngừng cập nhật bản thân. Nhưng có điều, nếu bọn con dừng lại, thì là do mệt quá nghỉ chút, hoặc đủ rồi thì nghỉ luôn. Đâu tới nỗi nào đâu mà hô thành “đồ bỏ đi” nặng dữ ta. Hứa nếu không khôn quyết không viết bậy viết bạ ảnh hưởng tinh thần cộng đồng. Nhưng lén viết cho bản thân. Haha. Mà, ông này xem việc Viết như việc làm người luôn.

J.J. Bernard tên đầy đủ là Jean-Jacques Bernard (1888 – 1972). Ông là một nhà biên kịch người Pháp, gương mặt tiêu biểu cho phong trào nghệ thuật chú trọng sự lặng im (“the theater of silence” / “the art of the unexpressed”). Phong trào này cho rằng tâm tư và thái độ thật của nhân vật chưa hẳn bộc lộ hết qua những đoạn hội thoại. Bernard cho rằng, đôi khi ngôn từ là không đủ để lột tả những cảm xúc chua cay nhất, mặc dù ông rất ý thức rằng ngôn từ có những vai trò nhất định của nó.

Martine (1992) là một tác phẩm tiêu biểu của ông. Trong tác phẩm này, cảm xúc của nhân vật được ẩn chứa nhiều trong cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, ngắt nghỉ trong lời nói, và sự im lặng.

Nguồn: https://www.britannica.com/biography/Jean-Jacques-Bernard

Mọi người có thể đọc lại bài “Ba lời khuyên cho người viết từ Maxime Gorki” ở đây.

Cám ơn mọi người đã đọc hết ^^!
Chúc mọi người một ngày bình thường

Viết bởi Ngọt

Bài trên báo Ngày Nay số 22 (xuất bản 1936)

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s