WAYMOND – NHUẬN VÀ CÚ RẼ LÁI ĐAU THƯƠNG

Tôi đồ rằng Nhà Bà Nữ có chút cảm hứng từ Everything Everywhere All At Once (EEAAO), từ cốt truyện xung đột thế hệ đến nhân vật Nhuận do Trấn Thành thủ vai. Bài viết này tôi sẽ đặt 2 nhân vật cạnh nhau để nhìn rõ cú “rẽ lái” của Nhuận và hạnh phúc của chúng ta.

Nhuận giống Waymond đến 90%: chiếc áo kẻ ngang, cái túi đeo ở bụng, kiểu hơi khờ. Lúc Nhuận xuất hiện trên màn ảnh, tôi đã có chút hy vọng.

Nhưng thất vọng thay, nhân vật Nhuận không đủ chiều sâu để thuyết phục tôi, dù là chuyện background hay tâm lý nhân vật. Nhuận – người đàn ông yếu thế trong gia đình, bị bạo hành, chỉ tồn tại để lặp lại bi kịch của người cha đã ra đi.

.

Waymond của EEAAO thực sự là “convincingly sweet”, cũng hình tượng người đàn ông có vẻ yếu thế nhưng bên trong là một người tử tế và giữ được niềm vui thơ trẻ.

Phân đoạn Waymond ngồi cùng vợ khi trong xe tải là một ví dụ cho “kindness” và “be vulnerable”. Hình tượng của Waymond đi ngược với mainstream, vốn khuyến khích kiểu “alpha male” – “đàn ông đích thực mạnh mẽ, đi đầu, thông minh, thành công…”

‘Sự yếu thế’ của Waymond là do anh chọn: “You think because l’m kind that it means I’m naive, and maybe I am. It’s strategic and necessary. This is how I fight.”

Còn Nhuận không biết mình muốn gì.

.

Waymond viết tờ đơn ly dị không phải để ly dị mà vì muốn được trò chuyện sâu sắc với vợ. Waymond thuyết phục sở thuế IRS bằng cách trò chuyện trung thực về hoàn cảnh của mình cũng như đồng ý với các giải pháp hợp lý (và cả tặng bánh quy).

Waymond biết mình muốn gì và luôn cố gắng đạt được nó, không phải theo cách bạo lực hay “rẽ lái”, mà đi thẳng vấn đề bằng sự tử tế và chân thành.

Nhuận thì “rẽ lái”.

.

Nhuận là người tình cảm, có nhu cầu cảm xúc cao, không muốn vợ gọi bằng “mày”, muốn được công nhận, muốn có không gian riêng… Nhu cầu cảm xúc rất đặc biệt, người khác khó thấu hiểu qua các hành động như là im lặng, cật lực làm việc hay hy sinh âm thầm.

Nhiều người khen câu thoại: “Con có cố gắng mà!” của Nhuận. Với tôi, sự cố gắng của Nhuận chưa đúng chỗ. Nhuận không nhìn nhận và nỗ lực cho nhu cầu cảm xúc nên “rẽ lái” lung tung.

Dù cố gắng nhiều nhưng lộn chỗ, cay đắng chính là kết quả. Ví như người đang khát nước sắp chết mà cứ bắt người ta ăn bánh mì vậy.

Đừng cắm đầu hy sinh vì cứ ngỡ sẽ được hạnh phúc. Hãy quay đầu tự hỏi nhu cầu hạnh phúc của mình là gì?

Nhuận lấy vợ vì yêu, cả hai đấu tranh nhiều mới đến được với nhau. Anh nói muốn được sống như một thằng đàn ông? Anh ngoại tình, khi vỡ lở thì bỏ đi. Đó là sống như một thằng đàn ông sao? Ngay chỗ này đời Nhuận lại “rẽ lái” rơi vào ngõ cụt.

“Con mệt! Hổng ấy cho con dừng lại được hông?! Chứ con mệt lắm rồi!” Câu thoại xin dừng lại của Nhuận dù gần giống tờ đơn ly dị của Waymond nhưng hoàn toàn khác về mặt bản chất, bởi nó chỉ là sự bất lực, sự trách móc cuối cùng, chứ không phải là nỗ lực nữa.

.

Trong quá trình làm việc, tôi nhận ra nhiều vấn đề trong gia đình là vì không có healthy communication. Người ta chỉ bắt đầu nói chuyện liên quan tới well-being và relationship là lúc uất ức, lúc bế tắc, lúc tức giận, lúc đổ bể, lúc tuyệt vọng… Mà well-being là chuyện chất lượng đời sống mỗi ngày.

Chúng ta không có thói quen (và không quen) trò chuyện sâu sắc, thực tập nghe, hiểu và thông cảm, đến khi không thể chịu nổi thì dẫn tới các cuộc nói chuyện khó cứu vãn.

Những cuộc nói chuyện ai cũng né sợ vì sẽ bị tổn thương, vì ranh giới cá nhân bị xé toạc, cảm xúc bung nóc, to tiếng hoặc bạo lực, hoặc khóc lóc đổ lỗi điên cuồng hoặc la mắng trách móc dữ dội mà không đi tới đâu. Đây cũng là một phần lý do tôi thông cảm cho khối lượng chửi rủa trong phim Nhà Bà Nữ, bởi hầu hết phân cảnh là ngồi xuống với những xung đột, sao nhẹ nhàng cho được?

.

Quay lại thông điệp có vẻ tâm đắc của Nhà Bà Nữ, “Ai cũng có lỗi nhưng đều nghĩ mình là nạn nhân.” Vậy lỗi của Nhuận là gì? Nhiều người sẽ trả lời ngay, “ngoại tình”.

Tôi nghĩ không phải.

Lỗi lớn nhất của Nhuận là không hiểu mình cần gì để hạnh phúc, “rẽ lái” tá lả đi tới cái kết tan hoang.


*Góc nhìn cá nhân:
Tôi thấy Nhuận ở đó như để thỏa mãn thêm khao khát “giáo dục” khán giả của Trấn Thành.

Nói trước là tôi không ghét Trấn Thành, thậm chí cảm thấy có chút hy vọng khi người trẻ đủ tiền làm art mà không lỗ vất vả, lại dám đụng đến vấn đề thế hệ. Đó là lý do khi phim chiếu ở Mỹ thì tôi đi coi.

Trấn Thành có thể có ý tốt khi nỗ lực lan tỏa những thông điệp mà anh thấy hay, nhưng sự nóng vội và Ego góp phần làm hỏng cả, như cách anh lật đật nhét quote “trà sữa tâm hồn” vào tay người xem, sợ người ta không hiểu (?) nên khuyên luôn phải sống như thế nào qua voice over dài dòng, và vội vàng giải quyết cái kết cho huề cho vui mà không để ý tới character development sượng trân sơ sài.

Nếu đã dám chạm vào những vấn đề sâu, hãy dám đi tới cùng.


Phiên Nghiên
CA, 4/2023

Tặng bánh mì cho Viết để tự do

Viết Để Tự Do được Phiên Nghiên khởi xướng để kết nối những người thích Viết, thực hành Freewriting như công cụ bày tỏ, tìm hiểu bản thân, vì khi một người hạnh phúc sẽ có một cộng đồng quanh họ hạnh phúc! Phiên và nhóm thực hiện luôn biết ơn sự chia sẻ của bạn, dù khoản đóng góp bằng “1 ổ bánh mì” hay “1 lò bánh mì”. Biết ơn vài phút mà bạn dành ra để thực hiện nghĩa cử này bằng cách chuyển khoản yểm trợ qua Techcombank/Paypal/Visa tại đây.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s