
Cần phải công nhận rằng, ở đâu cũng có toxic parents và có toxic teachers. Không chỉ ở VN mới có vụ cô giáo cắt tóc học trò trước lớp. Năm 2018, một cô giáo ở California cũng gây bức xúc vì vừa cắt tóc học trò trong lớp vừa hát quốc ca, xong rượt cả lớp chạy lòng vòng trối chết.
Chọn nghề giáo là một lời nguyền và lời phúc nguyện cùng một lúc, vì thường đồng-nhập cuộc sống của nghề và đời với nhau.
Lời phúc là vì nếu sống được đúng tính chất cần có của nghề, ta sẽ có cơ hội thực tập sửa mình khám phá mình trong cả lúc làm nghề.
Lời nguyền là vì ta phải aware luôn quan sát mình mọi lúc mọi nơi, bất cứ điều gì trong riêng tư cũng là ảnh hưởng nghề nghiệp rõ ràng. Đặc biệt sẽ là lời nguyền nếu bản chất, lối sống, nhân sinh quan… của người đó rất khác với nghề, gây ra các mâu thuẫn sâu sắc.
Vài nghề tương tự như bác sĩ (lời thề cứu người), coach (coaching là lối sống), thầy tu (không phạm giới, ok không phải nghề mà thôi kệ đi = )) )
Giáo viên cũng là con người, có người này người kia. Chưa kể cùng là một người cũng có lúc này lúc khác. Nếu một người không ổn định về tâm lý, chưa đối diện được chấn thương cũ, hoặc có ẩn ức trong cuộc sống, khi lên lớp gặp những đứa trẻ thơ ngây, yếu ớt, cởi mở và đầy tin tưởng, họ dễ lợi dụng điều đó như công cụ khỏa lấp vấn đề của mình.
Ngoài ba mẹ, thầy cô là người có quyền với con trẻ. Cho nên họ cũng chính là những người dễ lạm dụng quyền lực nhất, với con trẻ.
Toxic teachers rất đáng sợ.
Nếu đứa trẻ ở nhà gặp toxic parents (người mà trẻ phải phụ thuộc để lớn lên về thể chất lẫn tinh thần), lên trường gặp toxic teachers (người mà trẻ phải phụ thuộc để được có sự nghiệp, kiến thức, sự công nhận hài lòng với toxic parents, cộng đồng…) thì coi như cuộc sống của nó thành địa ngục. Đứa trẻ lúc nào cũng tràn ngập nỗi sợ, bất an, hoài nghi cuộc sống, không có không gian bày tỏ chính mình, và gánh gồng những tổn thương mới liên tục.
Trẻ con vốn là đối tượng dễ bị tổn thương, nói nôm na là “không có tự do cơ bản” khi phải phụ thuộc vào ba mẹ, người đỡ đầu cho các nhu cầu như ăn mặc ở. Trẻ con phải phụ thuộc vào hầu hết các quyết định của người lớn.
Điều này là tự nhiên khi các động vật còn nhỏ vẫn phải bám ba mẹ/bảo mẫu nó để được bảo vệ, để lớn lên trước khi biết tự kiếm ăn (nhưng động vật không bị hành hạ về tinh thần, sự “phải thành công”, “phải biết ơn”, “phải hiểu”…)
Con người cần có sự hướng dẫn định hướng, nhưng trẻ con chưa có quyền chọn/biết đó là định hướng hay bị bạo hành.
Trẻ con cũng chưa đủ điều kiện thể chất lẫn tinh thần để nhận biết những gì nó đang trải qua, và chưa đủ quyền lực cá nhân để cất lên tiếng nói, chưa kể đã nói mà còn không được tin, không được nghe.
Đó là một phần lý do nhiều đứa trẻ muốn lớn nhanh hoặc vội chọn giải pháp khác dễ được công nhận như muốn lập gia đình, có danh tiếng, có tiền bạc, có địa vị xã hội… Sự vội vàng dễ đẩy đứa trẻ vào quyết định sai như chọn nhầm partner, đầu tư vào chỗ ảo, dễ bị hào nhoáng dụ dỗ…
Thật ra, nó muốn được tự do và được lắng nghe.
Có lẽ đứa trẻ bên trong cô giáo ấy cũng muốn được tự do, được lắng nghe mà chưa được. Khổ thân cô. Khổ cả thân em!
—-
Bonus hình tôi hồi nhỏ đấy, lúc mà sợ giáo viên lắm, để quên tập vở bút viết atlas compa… ở nhà là coi như trời sập rồi =))) Khổ thân tôi!
Phiên Nghiên
CA, 3/2023