
*vài ghi chép khi xem ảnh chụp từ kính viễn vọng Webb
bạn hỏi tại sao cần phải biết ngoài vũ trụ kia có gì? mình im lặng, bởi nó cũng giống như câu hỏi, tại sao cần phải biết thế giới bên trong mình như thế nào?
.
người ta có thể nhìn ngắm những bức ảnh này thật lâu, và đặt ra những câu hỏi thật bình thường, rằng chúng ta đang ở đâu, và đang làm gì đây?
rồi tự nhìn theo một cách rất khác.
.
làm sao giữ được sự tò mò, lòng háo hức khám phá thế giới? hãy nhớ rằng chúng ta vẫn mãi là những đứa trẻ thơ, đó là một niềm vinh hạnh.
nếp nhăn của ta, phóng to ra nữa ôi những nếp gấp của núi đồi, chỉ là một mặt phẳng khi nhìn từ không gian, là hạt bụi khi nhìn xa hơn nữa, và chẳng thấy gì khi nhìn từ phía tinh cầu khác. nhưng chúng ta chẳng thể nói, rằng đâu có gì. nhưng chúng ta chẳng thể nói, rằng đó là tất cả.
.
cái đẹp cứu rỗi chúng ta, bằng một cách kỳ diệu nào đó. và mênh mông ngoài kia cứu rỗi chúng ta, bằng cách nhìn lên và bắt chước mở rộng mình.
.
biết ơn triệu duyên may rủi, để ta ở ngay đây, chỗ này, với tất cả sự khổ ải kỳ dị, và tình yêu, niềm hy vọng. tất cả đều như thật, và hư, và thật. quyện lại như hai lớp kem chưa kịp chảy, và như đám bụi sắp nhập vào nhau để hình thành một vũ trụ nào đó.
.
thật ra chúng ta đang nhìn vào quá khứ, nhưng làm gì có quá khứ với tương lai khi chỉ duy một trục hiện tại ta đang đứng?
ừ, tất cả xảy ra trong một khắc. chàng chăn cừu vượt qua sa mạc, hoàng tử bé ngắm triệu hoàng hôn, người tìm đạo thả vó ngựa trên thảo nguyên, người khắc sâu tia mặt trời trên chiếc trống, người ngủ mê bên bờ sông huyền thoại, kẻ thức dậy dưới gốc bồ đề…
có thể sẽ chẳng có ai ở đó.
có thể sẽ tan đi ngay.
có thể là tất cả chúng ta
đã một lần nhìn thấy.
.
“làm sao đừng lỡ mất yêu đương này
và những giấc mơ đầy bụi vụn
ôi chúng ta, những vĩ đại và tầm thường
cùng một lúc…”
.
Phiên Nghiên
CA, 7.2022
.

Nguồn https://webbtelescope.org/…/01G77PKB8NKR7S8Z6HBXMYATGJ…

hình ảnh của Stephan’s Quintet, nhóm gồm 5 thiên hà do nhà thiên văn Édouard Stephan người Pháp phát hiện vào năm 1877. Một trong những thiên hà thuộc Stephan’s Quintet là NGC 7320, cách Trái Đất khoảng 40 triệu năm ánh sáng. Trong khi đó, 4 thiên hà còn lại nằm rất gần nhau, cách chúng ta đến 290 triệu năm ánh sáng, được giới khoa học ví như “nhóm thiên hà nhỏ gọn”. Các nhà thiên văn vẫn đang nghiên cứu nguyên nhân có thể khiến chúng nằm rất gần nhau.

So sánh song song này cho thấy các quan sát của Tinh vân Vành đai phía Nam trong ánh sáng hồng ngoại gần , ở bên trái và ánh sáng hồng ngoại trung bình , ở bên phải, từ Kính viễn vọng Webb của NASA.
Cảnh này được tạo ra bởi một ngôi sao lùn trắng – phần còn lại của một ngôi sao giống như Mặt trời của chúng ta sau khi nó đổ lớp bên ngoài và ngừng đốt nhiên liệu thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân. Các lớp bên ngoài đó bây giờ tạo thành các lớp vỏ được đẩy ra dọc theo khung nhìn này.
*Xem ảnh chụp so sánh giữa Hubble và Webb
*Xem ảnh có chú giải của Webb chụp