“người không sáng tạo”

“…Mình đang dằn vặt, trách móc bản thân, mình cảm thấy ghét bản thân lười biếng, thụ động, mình cảm thấy mình là người kém cỏi so với những người bạn đồng trang lứa. Việc trong một đội nhóm làm việc luôn có những người có năng lực khác nhau để có thể đa dạng hóa năng lực của team là việc tốt, nhưng nó luôn khiến mình cảm thấy kém cỏi hơn so với những người đồng đội. Mình tự ti vì không có chuyên môn, cũng không giỏi để đi tìm kiếm những vùng biên giới khác.

Mình mất rất rất nhiều thời gian vào việc nghĩ rằng mình là người không sáng tạo. Sáng hôm trước khi làm reflection về việc viết morning pages 1 tuần liền như nào, đó là lần đầu tiên trong đời mình cảm thấy ồ hóa ra mình có thể làm những cái mà mình chưa làm bao giờ. Mặc dù cái câu ai cũng có thể làm bất cứ điều gì là câu mà mọi người luôn nói đến mỗi khi đọc sách self-help rồi nghe ted talk, nhưng nó vốn dĩ không phải trải nghiệm của mình. Còn hôm đó là lần đầu tiên.

Thế nhưng chẳng mấy mà mọi thứ tiêu cực lại ùa đến. Ngay lúc này mình vẫn đang cảm thấy mình không bằng người khác trong dự án, mình không biết làm kế hoạch hay kịch bản, mình chẳng hiểu thế nào là chiến dịch truyền thông hay là bản đề xuất dự án cả.

Trước mặt mình là những cây cối đang oằn mình trước mưa bão. Cơn bão đầu tiên khi mình đặt chân đến Quảng Nam. Cơn bão đến cùng với máy tinh hỏng, điện thoại hỏng, mình phải mượn máy tính để viết những dòng chữ này. Mưa thối đất thối cát, mưa trĩu cả cành. Gió đập cửa uỳnh uỳnh. Mình không biết mưa kéo dài đến bao giờ. Mình lo về những thiết bị điện tử của mình, ẩm mốc, hỏng pin, hỏng bàn phím. Mình cảm thấy bực muốn khóc, tại sao mình là đưa luôn sợ hết pin, luôn sợ ngắt kết nối nhưng mình lại phải chịu đựng những cái này chứ. Mình không biết phải làm thế nào khi bão như này, khi mình không ra khỏi nhà được.

Mình đang cảm thấy tệ ơi là tệ. Khi làm mọi thứ mà không cần tập trung nhiều, những suy nghĩ trong đầu mình nó lại trồi lên, xoáy vào nỗi đau, xoáy vào chỗ bực mình. Sáng nay khi đang viết morning pages, mình đã nghĩ là không biết bao giờ mình nhận được email của chị Phiên Nghiên. Thế xong rồi nếu có thì mình viết gì khi mà đã viết morning pages nhỉ. Thế mà bây giờ mình cũng vẫn viết được này. Mình thấy vui hơn một tí, hóa ra câu chữ không cạn kiệt trong mình.

Mình đang nghĩ về mấy buổi meeting sắp tới, thế rồi tiếng đổ vỡ kèm tiếng mưa phía sau nhà vang lên, kéo mình về lại cơn bão trước mặt, chẳng biết khi nào mới ngớt, chẳng biết khi nào mới được ra khỏi nhà nữa. Cánh cửa của bị xô liên tục bởi vì gió, mỗi lần mở ra, nước mưa cùng gió lại bắn vào khiến mình rét run.

Mình nhớ đến cơn bão ở Hà Nội. Mỗi lần bão ở Hà Nội là mình lại phải lau nhà ở tầng 1 và tầng 2 vì ống nước nhà mình bé lắm, nước thoát không kịp nên trào lên phía trên. Có đợt mình quên không đóng cửa sổ, bão về khiến cho mình ướt hết bao nhiêu là sách. Mình không nhớ nhà lắm. Mình nhớ kỉ niệm nhiều hơn…”

(C.)


• Trích đoạn từ 1/97 bài thực hành Freewriting của nhóm “CÙNG VIẾT MỖI NGÀY” tháng 9.2021. Phiên giữ nguyên flow bài của người thực tập, chỉ chỉnh typo để độc giả dễ theo dõi. Bạn có thể thấy những lỗi nho nhỏ như chính tả, ngữ pháp… nhưng chúng được phép xảy ra khi thực hành Freewriting. Be free!

• Những-chữ-ngang-qua là chuyên mục chia sẻ đoạn ngắn của các bạn thực tập viết-tự-do với Phiên Nghiên và Group thực hành Viết Để Tự Do. Đôi khi trong dòng chảy lộn xộn lấp lánh những điều thật đẹp, những dòng chữ nhỏ thôi nhưng chứa đựng thật nhiều nghĩ suy chân thành, tình yêu sâu kín hoặc lời nhắc nhở dịu dàng. Xin được đọc cùng bạn!

Tặng bánh mì cho Viết để tự do

Viết Để Tự Do được Phiên Nghiên khởi xướng để kết nối những người thích Viết, thực hành Freewriting như công cụ bày tỏ, tìm hiểu bản thân, vì khi một người hạnh phúc sẽ có cộng đồng quanh họ hạnh phúc! Phiên và nhóm thực hiện luôn biết ơn sự chia sẻ của bạn, dù khoản đóng góp bằng “1 ổ bánh mì” hay “1 lò bánh mì”. Biết ơn vài phút mà bạn dành ra để thực hiện nghĩa cử này bằng cách chuyển khoản yểm trợ qua Techcombank/Paypal/Visa tại đây.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s