
Dưới đây là video clip từ chương trình chuyên về nhạc dân ca của Mỹ – Rainbow Quest vào năm 1966 có sự tham gia của nhạc sỹ Phạm Duy. Ông lúc đó 45 tuổi, thảo luận trong chương trình cùng với Bill Crofut, Steve Addiss và Peter Seeger. Phạm Duy đã trả lời phỏng vấn về các nhạc cụ dân tộc Việt Nam, chơi đàn cũng như trình bày các ca khúc dân ca và tự sáng tác.
Mình thực sự quan tâm đến Phạm Duy khi biết đến loạt Thiền Ca và Tục Ca của ông. Từ thinh không đến trần trụi cũng chỉ là con đường đó, ngược xuôi muôn nẻo cũng về đây. Sự hồn nhiên và can đảm thử nghiệm, thành thật diễn bày của người nghệ sỹ trong ngôn ngữ của họ luôn làm mình thán phục. Họ chính là hiện thân của đời sống, là lời nhắc về sự tồn tại và cách làm đầy đặn một cuộc đời.
Âm nhạc và ngôn từ luôn là hai cánh tay nâng đỡ mình dịu dàng. Mình nghe Phạm Duy và đi theo lời từ khi như đùa khi nghiêm túc, giản dị và sâu sắc, tắm trong nhạc điệu như võng đưa, lúc lại ngân chạm trời có khi lại lẫn vào trong đất cát. Mình thấy mình thích nghe Phạm Duy lúc cô đơn, lúc muốn “mơ giấc mộng dài, đừng lay tôi nhé cuộc đời xung quanh…”
Mời bạn cùng xem video tư liệu quý hiếm này.
Xin cảm ơn thêm một ngày được sống.

Phiên Nghiên
CA, 01.2021
Bạn có thể nghe thêm chuỗi 10 bài Bình ca, Đạo ca, Tục ca… trên Youtube nhé.

“Tròn như trái đất yên lành, muôn loài như một cõi sinh vẹn toàn…”
Phạm Duy
Mừng bạn về nhà Viết để tự do
Viết Để Tự Do do Phiên Nghiên khởi xướng, với mong muốn có nơi để thở, để viết, kết nối cộng đồng những người thích Viết, thực hành Freewriting như một công cụ bày tỏ, tìm hiểu bản thân. Mình tin rằng một người hạnh phúc sẽ có một cộng đồng quanh họ hạnh phúc! Ngôi nhà Viết Để Tự Do bao gồm Nối một cây cầu (nơi để đọc), Viết để tự do (nơi để viết) và Cộng đồng cùng thực hành Viết để tự do (10’+ everyday) (nơi để chia sẻ thực tập). Nếu cảm thấy những bài viết, chia sẻ này chạm đến bạn, bạn có thể đóng góp cho tụi mình một ly cà phê ở đây nha!