Why mass shooting?

Một trong những tin tức đầu tiên về 2 chữ “xả súng” còn trong ký ức mình là vụ ở trường tiểu học Sandy Hook, bang Connecticut năm 2012. Mình đọc được một đoạn tin rằng, thủ phạm mới 20 tuổi, đã bắn mẹ mình bằng chính cây súng của bà, sau đó̀ lái xe thẳng đến trường, bắn chết 26 người trong đó có 20 trẻ em. Một đứa nhỏ 6 tuổi thoát được bằng cách nấp kín đã nghe rất nhiều tiếng súng, tiếng hét của bạn, cô bé nói với mẹ: “Mommy, I’m okay, but all my friends are dead.” Khi 6 tuổi mình chưa biết khái niệm về cái chết, và câu nói này của cô bé đã khiến mình không thể nào quên. Những ký ức kinh hoàng nào sẽ đi theo họ đến hết cuộc đời?

Chỉ trong mấy ngày nay, tin tức Mỹ tràn lan các vụ mass shooting liên tục:
25/7 – 4 người chết ở Los Angeles, California
28/7 – 4 người chết 13 người bị thương trong lễ hội Garlic ở Gilroy, California
3/8 – 20 người chết 26 người bị thương ở siêu thị Walmart El Pasco, Texas
4/8 – 9 người chết 27 người bị thương ở Dayton, Ohio trong cuộc xả súng 30 giây.

Mình bắt đầu nhận thấy, tin tức về xả súng và người chết vì súng ở Mỹ đều hiện lên thường xuyên, nơi đây và nơi kia, giống như cách mình đọc thấy tin về tai nạn giao thông ở Việt Nam vậy. Thậm chí có cả trang web thống kê các vụ liên quan đến súng update mỗi ngày ở Mỹ (*). Ngày nào cũng có! Trường học, siêu thị, bệnh viện, quán bar, góc đường, nhà thờ, nhà hàng, Immigrant center, bãi biển, hay cả ở buổi ra mắt phim Batman… Chỗ nào cũng có. (**)

Người Mỹ sở hữu ~50% súng cá nhân của toàn thế giới, với mục đích tự vệ và… giải trí. Tất nhiên là không thể đổ hết cho súng, khi nó chỉ là công cụ. Như việc một người cầm dao giết người không thể đổ hết cho dao. Thủ phạm gần đây hầu hết là Mỹ trắng, có xu hướng trẻ hóa dưới 30 và có vấn đề về tâm thần, dù nhìn bên ngoài có vẻ bình thường, nhưng luôn bị vấn đề giao tiếp xã hội, bị ám ảnh về súng, racist theo chủ nghĩa dân tộc da trắng thượng đẳng, tự cho rằng mình có mission lấy lại công bằng bằng cách giết người khác. Hầu hết thủ phạm sau đó tự sát ngay tại hiện trường. Nhiều cuộc nghiên cứu về nguyên nhân được tiến hành (***), nhưng có lẽ “chân lý” người anh cả thông minh (và ignorance), sự tự do được giả lập trong một game “The Sim” lớn, những guồng quay routine nhàm chán và sự cô độc đặc trưng của nước Mỹ là khó cứu chữa. Dù biết cái gì cũng có 2 mặt, nhưng vốn dĩ đã có thể tốt hơn!

Nước Anh đã ra luật giới hạn súng gay gắt sau mass shooting Hungerford massacre 1987, Úc cũng có chính sách tương tự năm 1996 sau thảm sát cảng Arthur, và hơn 20 năm không có vụ nào như vậy xảy ra. Sau sự kiện Sandy Hook, nước Mỹ đau lòng tuyên bố rằng không bao giờ chuyện này có thể lặp lại. Nhưng lời nói của những người làm chính trị tan như khói trong cuộc chơi tư bản, và đến tháng 8.2019, đã có thêm 2.178 vụ mass shooting nữa diễn ra (****).

Con người, đến khi nào mới học được bài học của mình?

#phiennghien#vietdetudo
#chuyện_ở_Mỹ#mass_shooting#pray_for_America
#những_điều_trông_thấy

(*) https://www.gunviolencearchive.org/last-72-hours
(**) https://www.aljazeera.com/news/2017/10/deadliest-mass-shootings-171002111143485.html
(***) https://psycnet.apa.org/record/2019-28225-001
(****) https://www.vox.com/a/mass-shootings-america-sandy-hook-gun-violence

Ảnh: Kunc, tại buổi tưởng niệm vụ trường tiểu học Sandy Hook

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s