
ĐỌC SÁCH NÓI CHUYỆN ĂN MÀ HỌC KỂ CHUYỆN
Ngày trước khi hãng chocolate Lindt của Thuỵ Sỹ và sau đó là ông bự Whittaker’s của New Zealand ra món sô cô la pha ớt và tiêu đen, tui đã ngất ngây, tưởng đó là sự sáng tạo vô bờ bến của thời đại mới ăn sô cô la kiểu mới, ai dè đọc cuốn này thì biết đó là một trong những kiểu ăn sô cô la cũ nhứt của những người đầu tiên ăn sô cô la ở Châu Mỹ. Và quá trình từ hột cacao vừa đắng vừa chua thành cái thứ kẹo mệnh danh “bổ tim” mà mình ăn bây giờ quả là một câu chuyện gian nan thú vị.
Cuốn sách này có nhiều câu chuyện như thế.
Mình vốn ngán ngẩm dòng sách dinh dưỡng kiểu “hãy ăn nhiều đậu nành vì tốt cho tim mạch”, hay “trong cà rốt có nhiều bê ta ca rô ten và các vitamin ABCD…” nên đọc quyển này xong cảm thấy rất thích góc nhìn, những nghiên cứu của tác giả. Trong đây có khá nhiều quan điểm mình vốn tự thân đồng ý chứ ko có nhiều background để giải thích (như ăn chay nên hay không, thịt đỏ hại hay không, loài người có phải loài ăn tạp, uống sữa hay không, chăn nuôi có thực sự giết địa cầu…), nay đọc thấy mấy câu trả lời cực đơn giản dễ hiểu, cộng với giọng viết riêng và thực của Pha Lê làm mấy cái nghiên cứu trở thành câu chuyện gần gũi hơn nhiều.
Ngoài việc bàn về dinh dưỡng, đây cũng là một quyển sách mình khuyên đọc cho bạn nào chưa quan tâm đến dinh dưỡng mà quan tâm đến việc #viết luôn. Vì nó là lịch sử, khoa học, cách kể chuyện và cách đưa góc nhìn của mình vào những nghiên cứu có sẵn (để trình bày quan điểm của chính mình). Bởi dạo gần đây do tui có thời gian đọc khá nhiều thể loại sách, trong đó có vài quyển mà người viết đọc nhiều, lại tham kiến thức, ko biết cách xử lý thông tin và ko biết cách kể lại câu chuyện theo góc nhìn, quan điểm, trải nghiệm của mình, khiến cuốn sách đó trở nên lê thê, ngán ngẩm và sao chép. Vì từ đầu tới đuôi toàn là kể lại chuyện (đã ko hấp dẫn thì chớ, lại còn ko có vẻ đáng tin cho lắm), sau đó tự phê vào mình đồng ý quan điểm này của người đã quá nổi tiếng (mà ko nói tiếp sao trăng ý mình), rồi in thành sách. Đọc xong cảm thấy tự dưng thành một độc giả bị coi thường.
Cuốn sách này rửa bớt mấy vết bực bội đó của mị, vì bên cạnh việc được biên tập kỹ lưỡng, Pha Lê viết nghiêm túc, chắc chắn, quan điểm rõ ràng và có duyên kể chuyện nữa. Cho nên bạn hãy tìm đọc, và sẽ à ồ ra tại sao ông bà mình hay ngâm gạo trước khi nấu, các loại ngũ cốc thường hay lên men, và cách trồng trọt chăn nuôi thuận tự nhiên sẽ giúp ngừoi ta hạnh phúc cỡ nào. Từ đó biết và hiểu nhiều hơn giúp mình bớt sợ hãi việc ăn uống trong thời đại nhiễu nhương này.
“Ăn gì cho không độc hại” – 70k một cuốn hơn 300 trang, tui ko hiểu sao nó rẻ khủng khiếp như vậy luôn. Sách của NXB Trẻ vẫn siêu xịn về giấy và chất

:D
#phiennghien
#phiendoc#vietdetudo
#angichokhongdochai#phale#nxbTre#chuyện_đọc_viết