








Khi con người hỏi “Sao tui khổ?” và AI trả lời trong 1 cuốn sách, có đáng đọc không? ChatGPT làm mưa làm gió mấy ngày nay làm mình nhớ cuốn sách viết bằng GPT-3 đã ra mắt cuối năm 2022 ở Mỹ: “What makes us Human?”
Cuốn sách như cách “lót đường” giới thiệu OpenAI và làm lobby cho phía hay lo “AI sẽ cướp hết việc của con người và hại con người”, hãy thử hưởng thụ những điều tuyệt đẹp AI mang tới. Ví dụ như đặt nó về vị trí trợ lý đắc lực sở hữu nguồn data khổng lồ.
Được làm ra từ tác giả AI với 450TB data gồm hàng trăm tỉ từ của các tác phẩm triết học, nghệ thuật được yêu thích của nhân loại cùng 2 tác giả con người, cuốn sách là một thử nghiệm gây kinh ngạc.
Theo lời đồng tác giả, Iain Thomas thì data bao gồm Kinh Thánh, Talmud, Đạo Đức Kinh, Meditation của Marcus Aurelius, thơ Rumi, Đi tìm ý nghĩa cuộc sống của Viktor Frankl, Tử thư Ai Cập, thơ của Maya Angelou, lời bài hát của Leonard Cohen, thậm chí nội dung của vô số chiếc stickers… miễn là hay, thiêng liêng, thú vị, tâm linh, trí tuệ.
Sau đó, 2 tác giả con người sẽ đặt (hàng ngàn) câu hỏi cho tác giả AI, và AI tự đặt câu hỏi cho chính nó. Cuốn sách tập hợp câu trả lời của AI cho 193 câu hỏi lớn, kiểu như:
“Ý nghĩa cuộc sống là gì?”
“Tình yêu là chi?”
“Tại sao chúng ta khổ?”
“Làm sao để vượt qua thử thách?”
“Cách giải thích về cái chết với con mình?”
“Tôi nên làm gì khi cảm thấy cô đơn?”
và câu hỏi cuối là “Cái gì khiến chúng ta là một con người?”
Cuốn sách tạo ra nhiều luồng tranh luận, một bên khen hay quá sáng tạo quá, một bên chê nông cạn tầm thường, riêng mình thấy đây là một thử nghiệm quá trời thú vị, khiến người ta nghĩ thêm về “khái niệm” (concept) mà mình có, và “căn tính” (identity), “bản ngã” (ego) con người.
Bạn đồng tác giả còn lại, Jasmine Wang, có nêu lên một điểm là, con người có concept về mọi thứ được xây dựng qua các giác quan và ngôn ngữ, quá trình học và trải nghiệm… GPT-3 thì không, nhưng bù lại nó có nguồn dữ liệu khổng lồ. Ví dụ như khi nói về “cây” thì tùy trải nghiệm và concept sẵn có của mỗi người mà tả về cây, nhưng GPT-3, thứ không có concept đó sẵn, lại ôm trong nó hàng tỉ data dính tới chữ “cây” để tả. Nó tả cái cây chi tiết hơn tất cả, nhưng nó chưa bao giờ “thấy” cái cây hay “biết” cái cây là gì.
Ôi cái nhỏ bé ôm căn tính đậm đặc bên cạnh cái rộng lớn rỗng không. Cái gì là có, cái gì là không, ở đây một lần nữa lại được hỏi.
Trong lúc bạn chưa nghĩ ra câu trả lời, nhớ quẹo vô Tiệm sách bà Phiên kiếm vài cuốn đem về đọc chơi nha. Hãy enjoy cái sự làm-người-biết-đọc của mình một cách thảnh thơi và tốn kém nào
Một phút quảng cáo đã hết. Chúc cả nhà đọc sách dzui :”D
Phiên Nghiên
CA, 2/2023