3 ĐIỀU THẦY CÔ TẬN TÂM TRAO TẶNG

Ngài Đạt Lai Lạt Ma kể trong Joy Summit 2022 (1) rằng khi tutor của mình giải thích gì đó mà mặt mày hình sự nghiêm trọng thì học khó vô, còn khi tutor chỉ dạy nhẹ nhàng, khích lệ hòa ái thì Ngài cảm thấy được chạm sâu hơn. Nghe tới đây mình nhớ quyển sách Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới (2), một trong những nguồn tài liệu đầu tiên giúp mình tìm hiểu về thực hành chánh niệm trong lớp học và khuyến khích thầy cô thực tập chánh niệm như một lối sống.

Năm 2020, một nghiên cứu (3) trong 200 học sinh tại các trường trung học cơ sở công lập Canada tìm hiểu về ba điều mà học sinh nghĩ là giáo viên quan tâm đến học trò hay làm (“What are three things that teachers do to show they care?”), mình tạm gọi là 3 điều thầy cô tận tâm trao tặng. Kết quả hướng về một Lớp học tỉnh thức.

Thầy cô thực hành chánh niệm sẽ dần tạo nên một lớp học tỉnh thức. Ở đó, cả thầy cô và học trò đều cảm thấy được quan tâm và nuôi dưỡng trong tình thương, kết nối thực sự chứ không phải “gồng gánh” về mặt cảm xúc và trách nhiệm.

Ngoài việc giảng dạy kiến thức, học trò luôn nhớ về thầy cô tận tâm qua 3 điều CCK: Calm – Clear – Kind. Người thầy thực hành chánh niệm là người thầy có 3 tố chất này được biểu hiện tự nhiên bởi đó là lối sống của chính họ. Nó là món quà trao tặng cho học trò trong lớp học bởi lớp học cũng là môi trường sống của giáo viên.

✨ 1. Calm – Sự bình tĩnh, nhẹ nhàng, kiên nhẫn của giáo viên đem lại sự an ổn cho lớp học.
Mô hình CCK mô tả Calm trong cụm “Calm in body”. Một giáo viên có khả năng Calm sẽ nhận biết các phản ứng khởi lên trong cơ thể và ý nghĩ cảm xúc của mình. Họ học cách điều tiết nó, đặc biệt là khi đối diện với các thách thức trực tiếp khi giảng dạy (như chuyện của đức Đạt Lai Lạt Ma ở trên).

Mình vẫn nhớ những ngày học cấp 1, hôm nào cô chủ nhiệm cãi nhau với thầy là mặt quạu đeo, không khí lớp căng thẳng vô cùng thậm chí còn bị “văng miểng” bởi cô chưa điều chỉnh được cảm xúc cá nhân và vô thức đổ vấy cho tụi học trò (Tất nhiên là bọn nhỏ sợ xanh mặt, học hành gì nổi!). Mình nhỏ xíu không hiểu nền tảng giải thích như bây giờ nhưng mình đã cảm nhận được chuyện đó rất rõ ràng bởi mình và cô đều là con người với nhau cả.

✨ 2. Clear – Sự rõ ràng, thông suốt của giáo viên đem lại sự tin cậy, dễ dàng cho lớp học.
Mô hình CCK mô tả Clear trong cụm “Clear in mind”. Thực hành chánh niệm giúp ta tách định kiến cá nhân ra khỏi tình huống để nhìn sự việc như nó là, từ đó tạo ra môi trường cho lắng nghe chủ động và hòa nhịp với học trò rất nhẹ nhàng, cởi mở.

Một giáo viên có khả năng Clear sẽ hiện diện trong lớp học, không bị kéo theo ý nghĩ miên man và giữ được sự tò mò với học trò để duy trì sự giao tiếp rõ ràng. Giao tiếp thông suốt dẫn đến cảm thông, hiểu biết nhu cầu của học trò và điều chỉnh mình cũng như các yếu tố liên quan để lợi lạc nhất.

Trong buổi Teaching and Learning with Compassion (4), một người thầy chia sẻ anh quan sát đứa con 8 tuổi học qua Zoom trong lúc đại dịch và nhận thấy bé cứ chạy vòng quanh bàn, gõ các thứ gây tiếng động… nhưng vẫn không quên màn hình đang học và kết quả học vẫn tốt. Khi anh chịu nhìn nhận đó là nhu cầu của trẻ (nhu cầu về “động” hơn “tĩnh” chứ không phải muốn phá lớp học) anh đã thử đổi cách dạy của mình bằng cách sắm thêm đồ chơi như ván bập bênh, mấy chiếc tạ nhỏ… và cho phép học trò di chuyển vòng quanh bàn. Lớp học đã vui hơn, thoải mái hơn cũng như hiệu quả hơn. Anh biết cách bỏ qua định kiến “lớp học phải thế này phải thế kia” và nhìn sâu vào nhu cầu của trẻ để chế tác lại không gian phù hợp. Muốn như vậy ảnh phải “clear in mind”.

✨ 3. Kind – Sự tử tế, tận tâm, thấu cảm của giáo viên đem lại sự kết nối như những con người và nuôi dưỡng lòng tin cậy, tôn trọng cho cả hai phía.
Mô hình CCK mô tả Kind trong cụm “Kind in heart”. Thực hành tưới tẩm những hạt giống của tình yêu thương bao gồm thực hành không phán xét, biết và dám biểu hiện sự kết nối ấm áp chân thành và nhạy cảm quan tâm tới nhu cầu của học trò. Thực hành này bắt nguồn từ sự biết thương mình của giáo viên, từ đó mở rộng lợi lạc lan ra cho các đối tượng khác mà ở đây chính là học trò của họ.

Người ta có thể không nhớ người thầy dạy giỏi nhất nhưng lại nhớ những người chạm đến mình nhất bởi sự tử tế, cảm thông, chia sẻ. Với mình, đó là người thầy cho mình ngủ trong lớp những ngày học đội tuyển mệt đến down mood, người thầy ôm mình chia sẻ về một niềm vui vừa đạt, người thầy hỏi mình đói không khi mẹ đón trễ và cho mình ăn cơm tối cùng… Tất cả sự tử tế đó bắt nguồn từ chuyện quan sát quan tâm ấm áp, hiểu cảm giác của học trò và mong được giúp đỡ học trò của mình không chỉ trong chuyện học. Đó là những ấm áp rất con người.

Mình không bao giờ quên ánh mắt học trò khi có dịp đứng lớp viết cho các bé học phổ thông. Những ánh mắt trong sáng và đầy tin tưởng của những đứa trẻ đang háo hức mở lòng với mọi thứ, tò mò với chính mình và sẵn sàng trải nghiệm thế giới. Mình tin rằng dù muốn dù không, thầy cô sẽ là những người tác động tới nhân sinh quan, thế giới quan của học trò. Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới.

Ngày 20/11 nên là ngày thầy cô nhìn lại mình, nhìn lại chặng đường của mình. Thầy cô không chỉ trao kiến thức mà còn là một hình tượng sống động về lối sống. Vậy nên thầy cô tỉnh thức biết cách đi cùng học trò của mình một cách tỉnh thức và cho học trò những niềm tin đầu tiên rằng thế giới đẹp đẽ diệu kỳ và ấm áp đầy hy vọng như thế nào. Hãy bắt đầu từ những thực tập nhỏ nhất như Calm – Clear – Kind.

Thương chúc mỗi thầy cô đến lớp không chỉ với lòng yêu nghề mà còn với sự thực tập có mặt đầy tình thương cho mình và cho người.

Thương mến,
Phiên Nghiên
CA, 19/11/2022

(Viết nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2022)


✨ Tham khảo:
(1) Global Joy Summit 2022: https://www.globaljoysummit.org/?fbclid=IwAR1-h7QogyqxdkEdH1EwLSky-Qwwr_K4lSkduNkP8tSBbiTYoES7zWkkBSg
(2) Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới: https://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/thien-tap/thay-co-giao-hanh-phuc-se-thay-doi-the-gioi/loi-tua/?fbclid=IwAR0Vl-7mFXVeq1UFuKXVKDI1WWhFmiIOv9EGziRFUDTdYbUNVyKkbJw6SWA
(3) What do Teachers do to Show They Care? Learning From the Voices of Early Adolescents: https://journals.sagepub.com/doi/full/10.1177/07435584221076055?fbclid=IwAR27_m2BP2qyKhJKpBmc9SEGr_Mfo_YTAu01u-K_cEenf26tLOgdvoJBrc4
(4) Education Now: Teaching and Learning with Compassion: https://www.gse.harvard.edu/news/21/10/education-now-teaching-and-learning-compassion?fbclid=IwAR3_qAElWNFKreReXQ9zRqvJ4U3aG7EfVO7oU11jNZWUx3AQa830W6MEtUs

✨ Thêm:
▪ Compassionate schools: A whole school approach to wellbeing - Cambridge University Press https://www.youtube.com/watch?v=dPMlJszTofA
▪ Calm, Clear, and Kind: What Students Want From Their Teachers: https://greatergood.berkeley.edu/article/item/calm_clear_and_kind_what_students_want_from_their_teachers?fbclid=IwAR3_qAElWNFKreReXQ9zRqvJ4U3aG7EfVO7oU11jNZWUx3AQa830W6MEtUs
▪ The plasticity of well-being: A training-based framework for the cultivation of human flourishing: https://centerhealthyminds.org/assets/files-publications/Dahl-The-plasticity-of-well-being.pdf?fbclid=IwAR37Td4gdJ-UGtwvjIyfKyQBABPApfKMBSsRCItz55q13tLRFaejvbq7WZw

Tặng bánh mì cho Viết để tự do

Viết Để Tự Do được Phiên Nghiên khởi xướng để kết nối những người thích Viết, thực hành Freewriting như công cụ bày tỏ, tìm hiểu bản thân, vì khi một người hạnh phúc sẽ có một cộng đồng quanh họ hạnh phúc! Phiên và nhóm thực hiện luôn biết ơn sự chia sẻ của bạn, dù khoản đóng góp bằng “1 ổ bánh mì” hay “1 lò bánh mì”. Biết ơn vài phút mà bạn dành ra để thực hiện nghĩa cử này bằng cách chuyển khoản yểm trợ qua Techcombank/Paypal/Visa tại đây.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s