Ghi nhanh

Nghe tin Brittanya Karma qua đời sau một thời gian chống chọi với Covid-19, mình thật ngỡ ngàng. Đã thấy bài đăng hôm bạn ấy nằm chăm sóc đặc biệt mấy bữa trước nhưng không ngờ tin xấu nhanh đến vậy! Mình cứ nghĩ là bạn sẽ hồi phục thôi, bạn được nằm viện, được thở máy, bạn mới 29 tuổi, bạn có tinh thần lạc quan… Vậy mà cô vlogger hay hỏi “Các bạn khỏe khôn?” với ánh mắt cười và cái mỏ chu ra, vừa đính hôn vài tháng trước, nay đã ra đi. Cái chết đột ngột của một người trẻ thường làm người ta tê dại đi, vì sự “thiếu logic” của nó.

Thật kỳ dị làm sao khi phía dưới tin đó là một mẩu tranh luận trong Group người Việt về Covid có thật hay không? Thật hay không ư? Chắc chắn mình đã từng đi ngang ai đó bị Covid-19. Mỹ với hơn 13 triệu ca nhiễm tính tới nay, dù với sự cách ly khá chặt của bản thân, mình vẫn tin rằng mình đã từng đi ngang qua, tiếp xúc gián tiếp với ai đó bị nhiễm. Vậy mà họ vẫn hỏi “Thực sự trong Group mình có ai bị nhiễm ko?” Ồ, người bị nhiễm thì lên đó rêu rao chăng? Có khi người ấy cũng chỉ còn là một nick Facebook không bao giờ sáng đèn nữa. Những người nhiễm nhẹ đã may mắn thoát khỏi thì có khi im lặng, có khi cho rằng chính phủ nói dối, vì họ là bằng chứng. Họ không chết. Mình, nhiều lúc không thể hiểu sự cố chấp và cái tôi ngu ngốc của con người, rằng họ phải đúng trong mọi trường hợp thì mới thỏa mãn. Ai như thế nào cũng kệ! Cái tôi lớn đến nỗi người ta phủ nhận sự thật và không còn muốn lắng nghe. Sự ích kỷ và tự đắc của loài người là một trong những điều khiến mình rợn óc khi nghĩ tới, dù mình cũng hiểu đó chính là con người.

Tin thứ ba là tuyên bố của vị tổng thống đương nhiệm, tôi không cần biết điều gì xảy ra, tôi đang đấu tranh cho 74 triệu người đã bỏ phiếu cho tôi. Vâng, họ đúng. Họ có quyền đấu tranh vì chính họ (không màng đến hơn 80 triệu người đã bỏ phiếu cho phía bên kia), nhưng không có quyền mạt sát và phát ngôn sai lệch các thông tin quan trọng, trên cương vị ảnh hưởng lớn tới người khác. Mình từng được hơn 2 người chào mừng mình đến Mỹ – xứ sở của tự do, công bằng, và giàu mạnh nhất thế giới! Thì ra đó cũng chính là những bài học cho các góc nhìn của mình bây giờ. Nước Mỹ, đúng như tên của nó, đẹp, trẻ, đầy năng lượng và đôi khi dại dột. Một khi nó từ chối nhìn và giải quyết các mâu thuẫn hiện tại, nó sẽ rơi vào “khủng hoảng”!

Mình thấy mình là đống hỗn độn khi vừa tò mò, vừa ngạc nhiên, vừa thú vị, vừa sợ hãi… quan sát sự freedom of speech ở Mỹ đã và đang biến đổi thành một thứ quái dị. Người ta từ chối tin bác sĩ để tin một youtuber không chuyên môn không nghiên cứu (bất kể đúng sai) vì cảm giác “tao biết mày không biết” là một tài sản (tất nhiên là cũng “nhờ” tiền sử mua chuộc của các BigCorp). Người ta tôn sùng, bảo vệ quyền lợi của người giàu và người nổi tiếng (bất kể đúng sai) đơn giản vì mơ ước, vì niềm tin thẳm sâu một ngày nào đó được giống như vậy (tất nhiên cũng nhờ thời vàng son của American Dream).

FB từng quảng cáo chắc chắn bạn sẽ tìm được Group của mình dù bạn đang nghĩ gì tin gì. Đúng vậy! Social media khiến người ta tìm được “bộ lạc” của mình và củng cố những niềm tin bất kể. Sự tự do ngôn luận nên giới hạn ở chỗ nào? Tôi tôn trọng ý kiến của bạn không đồng nghĩa với việc tôi đồng ý. Qua mùa bầu cử đặc biệt này, bao gia đình chia rẽ sâu sắc vì quan điểm không giống nhau. Một bên thực sự sống chết vì điều họ cho là “chính nghĩa”, một bên sau khi trao đổi không ổn thì im lặng, kết thúc nỗ lực.

Ở Mỹ có những thứ rất Mỹ: Súng. Bảo hiểm. Tự do. Tôn giáo. Chủng tộc. Nhân quyền. Giáo dục. Tiền. Sở hữu. Mua sắm… Nếu đã từng tự hào về những giá trị rất Mỹ, concept rất Mỹ, người Mỹ bây giờ buộc phải nhìn lại những điều đó ở một góc rất khác, dù cũng là “vì con người”. Đại dịch này là khó khăn, cũng chính là cơ hội lớn cho cú trở mình. Bàn tay của tự nhiên xuất hiện ở chỗ, nơi có những người giỏi nhất, công nghệ hiện đại nhất, nhiều doanh nghiệp giàu nhất, nhiều tổ chức nhân đạo nhất… có lẽ cũng tự sản sinh ra cán cân bên kia để cân bằng chính nó, hoặc cơ hội cho mâu thuẫn của chính từng cá nhân đã tới giai đoạn phải đối mặt, hoặc chỉ để ung dung thấy nhân loại vẫy vùng trong những bài học của giống loài.
.
CA, 1.12.2020
Phiên Nghiên

Mừng bạn về nhà Viết để tự do

Viết Để Tự Do do Phiên Nghiên khởi xướng, với mong muốn có nơi để thở, để viết, kết nối cộng đồng những người thích Viết, thực hành Freewriting như một công cụ bày tỏ, tìm hiểu bản thân. Mình tin rằng một người hạnh phúc sẽ có một cộng đồng quanh họ hạnh phúc! Ngôi nhà Viết Để Tự Do bao gồm Nối một cây cầu (nơi để đọc), Viết để tự do (nơi để viết) và Cộng đồng cùng thực hành Viết để tự do (10’+ everyday) (nơi để chia sẻ thực tập). Nếu cảm thấy những bài viết, chia sẻ này chạm đến bạn, bạn có thể đóng góp cho tụi mình một ly cà phê ở đây nha!

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s