Chuyện sau trang sách “Cồng kềnh một gánh vô tư”

Làm phụ huynh thời này cũng vất vả. Một thế hệ từ nghèo khó đi lên, muốn bù đắp cho con được sung sướng hơn về vật chất, càng không muốn con khổ tay chân (“Để nó tập trung việc học”), nhưng tiềm thức cũng gởi trao gánh nặng nối dài cuộc đời bố mẹ. Bố mẹ từng mơ ước gì và chưa thể làm được thì mượn vai con gác ước mơ đó xuống. Có khi thương con mà không hiểu con thì cũng vô tình thành gánh nặng cho con.

Những đứa trẻ được sinh ra giữa thời công nghệ với muôn vàn thứ bố mẹ chúng không thể nào hiểu và tiếp cận cũng vất vả. Nó loay hoay với các vấn đề lứa tuổi, lại càng khó thấu hiểu cho những gì bố mẹ đã trải qua nên nhiều mâu thuẫn.

Ba mẹ là lá chắn nhưng lá chắn nào che chở suốt đời con? Đứa trẻ phải lớn lên và phải rời xa vòng tay gia đình, bởi mỗi cá thể là độc lập và phải tự học bài học cuộc đời mình. Vậy phụ huynh nên dạy những giá trị cốt lõi gì cho trẻ?

Đó là nội dung chính của bài “Cồng kềnh một gánh vô tư” trong sách An Trú Giữa Đời. Thật ra bài này Phiên viết sau khi xem bức ảnh nổi tiếng một thời trên báo chụp khoảnh khắc Sài Gòn ngập, người mẹ dẫn chiếc xe máy chìm nửa bánh trong mưa, đứa con lớn ngồi ở yên sau. Mình không chỉ trích bạn trẻ không xuống giúp mẹ (vì có khi mẹ bảo ngồi đấy kẻo ướt, xuống vướng chân mẹ, đau lòng mẹ), cũng không chỉ trích người mẹ còm cõi dắt chiếc xe đã gánh gồng cho con, mình chỉ thấy thương các vị phụ huynh và những đứa trẻ này nhiều quá.

Lúc đi du học, mình đã gặp những bạn trẻ đến cơm điện cũng không biết nấu, trứng chiên cũng hỏng, gặp người khác thì không có kỹ năng chào hỏi chuyện trò. Mình nghĩ một khi bố mẹ làm giúp con tất cả, đứa con dĩ nhiên sẽ không có cơ hội làm gì, rồi đương nhiên là không biết làm, thiếu kỹ năng sống cơ bản, thiếu đi tình thương, sự thông cảm với người khác (vì không đủ hiểu vị trí của họ). Đứa trẻ nào có lẽ cũng mong thành người có ích, sống cuộc đời tươi đẹp, chắc chắn không muốn trở thành một người ỷ lại, lười biếng, hay đổ thừa… nhưng nếu đứa trẻ được nuôi lớn trong tình cảnh đó sẽ vô thức hình thành những tính cách đó.

Bức ảnh này Phiên chụp ở Sài Gòn, góc đường Trần Quốc Toản và Huỳnh Tịnh Của. Khi ấy bản thảo sách đang được xếp trang và bài “Cồng kềnh một gánh vô tư” thì không có ảnh minh họa. Phiên trên đường đi về nhà, nghĩ tới việc tìm một cái ảnh trên mạng thì cảnh này xuất hiện. Bạn đang chạy xe nên mình rút điện thoại ra bấm đúng 1 tấm. Mừng vui thay nó không mờ, góc chụp cũng không đặc biệt nhưng đủ làm tư liệu. Một tấm lưng áo trắng to đùng che lấp đi lưng người ngồi phía trước và đì nặng chiếc xe muốn xẹp cả lốp, bạn trẻ đang nghe điện thoại, gương mặt ngơ ngác của trẻ con đang lớn. Ảnh được bổ sung vào sách sau đó. Mọi thứ diễn ra nhanh chóng như là nó-phải-như-vậy! Perfect!

Cảm giác khi tìm được một mảnh ghép vừa vặn cho một thứ gì đã cái nư làm sao.

Câu chuyện đến đây là hết, xin hẹn bạn chuyện sau. Trong thời gian chờ đợi nhớ bấm vô http://bit.ly/ATGD2nam để tham gia trò chơi trao chữ, tặng quà tặng sách nhân dịp kỷ niệm 2 năm ra mắt An Trú Giữa Đời nha!

Chúc tụi mình thân tâm an lạc.

Phiên Nghiên

P.S: Hoặc mua sách An Trú Giữa Đời tại đây

Mừng bạn về nhà Viết để tự do

Viết Để Tự Do do Phiên Nghiên khởi xướng, với mong muốn có nơi để thở, để viết, kết nối cộng đồng những người thích Viết, thực hành Freewriting như một công cụ bày tỏ, tìm hiểu bản thân. Mình tin rằng một người hạnh phúc sẽ có một cộng đồng quanh họ hạnh phúc! Ngôi nhà Viết Để Tự Do bao gồm Nối một cây cầu (nơi để đọc), Viết để tự do (nơi để viết) và Cộng đồng cùng thực hành Viết để tự do (10’+ everyday) (nơi để chia sẻ thực tập). Nếu cảm thấy những bài viết, chia sẻ này chạm đến bạn, bạn có thể đóng góp cho tụi mình một ly cà phê ở đây nha!

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s